7 Loại Vắc Xin Phòng, Chống Dịch Lợn Tai Xanh

Nhằm giúp người dân lựa chọn loại vắc xin phù hợp để công tác phòng, chống dịch tai xanh có hiệu quả, Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã Công văn số 1989/TY-DT gửi Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố xem xét, tham mưu cho tỉnh khuyến cáo lựa chọn vắc xin tai xanh để chống dịch lợn tai xanh.
Hiện trong "Danh mục vắc xin được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam" của Bộ Nông nghiệp và PTNT có 7 loại vắc xin có thể sử dụng để phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn hay còn gọi là bệnh tai xanh, cụ thể:
1- Vắc xin nhược độc BSL-PS 100 của Công ty Bestar - Sing-ga-po, chủng vắc xin JKL 100 thuộc dòng Bắc Mỹ;
2- Vắc xin nhược độc Amervac PRRS của Công ty Hipra - Tây Ban Nha, chủng vắc xin VP046 BIS;
3- Vắc xin Porcilis PRRS của Công ty Intervet Hà Lan.
4- Vắc xin nhược độc Ingelvac PRRS MLV của Công ty Boehringer - Đức, chủng vắc xin ATCC VR-2332 thuộc dòng Bắc Mỹ;
5- Vắc xin vô hoạt Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản lợn (PRRS) của Công ty Chengdu- Trung Quốc, chủng NVDC-JXA1 thuộc dòng Bắc Mỹ;
6- Vắc xin nhược độc chủng JXA1-R của Công ty China Animal Husbandry Industry Company (CAHIC) - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ;
7- Vắc xin nhược độc chủng độc lực cao (live (JXA1-R Highly Pathogenic Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome vaccine), của Công ty Đại Hoa Nông - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 2 (Phần cuối)

Các nhà khoa học của Đại học bang Illionois, Hoa Kỳ và Đại học Konkuk, Hàn Quốc, đã thực hiện nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa acid amin trong oligosaccharide thông thường, có hàm lượng protein cao, hoặc thấp có trong các loại bột đậu nành nguyên dầu và trong bột đậu nành (xay thô) ở lợn cai sữa.

Vận chuyện lợn thịt trong mùa hè và mùa đông nếu không đúng cách có thể gây stress cho lợn, làm cho lợn sợ hãi, làm giảm chất lượng thịt. Đó là kết luận rút ra từ một nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu về lợn (PSC), Mỹ công bố cuối tháng 10/2010.

Có nhiều giải pháp để xử lý chất thải chăn nuôi như công nghệ biogas, công nghệ chuồng trại, giải pháp quy hoạch, quy trình chăn nuôi… nhưng có một giải pháp cắt giảm khí thải, mùi hôi thối của các chất thải ngay tại nguồn là trộn chế phẩm vào thức ăn chăn nuôi để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi khá rẻ tiền, tiết kiệm hiệu quả sự đầu tư cho các công nghệ xử lý chất thải đã thải ra, lưu trú trong chuồng trại khác.

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã triển khai hai chiến lược giúp loại bỏ bọ ve gây bệnh sốt cho gia súc khi vận chuyển gia súc qua biên giới từ Mexico vào Mỹ. Bọ ve truyền bệnh Babesiosis* ở bò, thường được gọi là bệnh Texas cattle fever (bệnh sốt ở gia súc), một căn bệnh làm chết gia súc, bệnh này do các sinh vật đơn bào gây nên.