Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Hội Trứng Tiêu Chảy Ở Dê Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị

Hội Trứng Tiêu Chảy Ở Dê Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị
Ngày đăng: 24/08/2013

1. Nguyên nhân

Bệnh chỉ xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy thường là: E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella. Một số loài virut như rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp; Sử dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột, thiếu sữa đầu.

2. Triệu trứng

- Ở thể nhẹ: Dê có thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng.

- Ở thể nặng: Cơ thể bị mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được; đầu, tai, mũi bị lạnh; đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ ăn, bụng nhão, nhu động đường ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi từ sền sệt chuyển sang trắng có bọt xanh, vàng hôi thối.

3. Cách điều trị

Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp với việc bổ sung lượng nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh.

Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước và chất điện giải theo công thức sau đây:

- Công thức 1:

+ 10 g muối tinh

+ 50 gmuối Biccarbonat natri

+ 120 ml mật o­ng

Hòa các thành phần trên với 4,5l nước để cho dê uống với liều lượng 10% khối lượng cơ thể, chia làm 2 - 4 lần/ngày, trong 2 ngày liền; Từ ngày thứ 3 giảm dần dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.

- Công thức 2:

+ 10 g muối tinh

+ 10 gmuối Biccarbonat natri

Hòa các thành phần trên với 2,5l nước và cho uống như ở công thức 1.

Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: thân lá sim, mua, búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa ... để thay thế nước pha ở trên.

Trường hợp bị bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (ví dụ: hỗn hợp Trimethoprim – Sulfonamide, Tetracyclin, Neomycin, Sulfaguanidin ...)

4. Phòng bệnh

Cách ly ngay những con dê bị mắc bệnh. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ, khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần được lót ổ bằng cỏ khô và tập cho ăn thức ăn tinh từ tuần thứ 2. Chống nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.


Có thể bạn quan tâm

Sinh Sản Của Heo Sinh Sản Của Heo

Nuôi heo là nghề truyền thống có từ lâu đời của nước ta nên việc sinh sản của heo ra sao chắc nhiều người cũng biết đến. Nhưng những phương pháp mới về việc nuôi dưỡng heo nọc, heo nái, nhất là heo con ngày nay có phần mới mẻ hơn thời xưa: mới đây là sự tiến bộ có tính khoa học đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới, mà nghề nuôi heo của họ vượt tiến đến mức công nghiệp hóa trên thế kỷ nay

07/01/2013
Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con

Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ.

15/04/2013
Bệnh Cầu Trùng Heo Con Và Cách Phòng Trị Bệnh Cầu Trùng Heo Con Và Cách Phòng Trị

Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.

08/07/2013
Nuôi Và Chăm Sóc Lợn Đực Giống Nuôi Và Chăm Sóc Lợn Đực Giống

Sinh sản của lợn tốt hay xấu đều do tính di truyền của con bố và con mẹ. Một đực tốt cho nhiều ổ lợn tốt trong toàn đàn. Con đực có khả năng cải tạo đàn và giống với hiệu quả cao.

08/07/2013
Bệnh Phó Thương Hàn Ở Lợn Bệnh Phó Thương Hàn Ở Lợn

Là bệnh truyền nhiễm đướng tiêu hoá do vi khuẩn, thường chỉ gặp ở lợn con từ 1-3 tháng tuổi. Bệnh có khắp nơi và thường xảy ra rãi rác quanh năm, gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi sinh sản và lợn giống.

09/07/2013