Cao su Chư Sê phấn đấu đạt 240 tỷ đồng
Đồng thời, công ty đã tạo nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, TGĐ Cty cho biết, Cty đang quản lý 8.142 ha cao su trong nước. Từ năm 2010, trồng mới được 16.268 ha cao su tại Campuchia.
Năm 2014, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá mủ cao su liên tục giảm, giá nhiên liệu đầu vào tăng chóng mặt, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của đơn vị đã tiêu thụ được 6.964 tấn mủ cao su các loại, trong đó XK trực tiếp 4.817 tấn, chiếm 69% sản lượng, với giá bán bình quân trên 35 triệu đồng/tấn.
Tổng doanh thu đạt 290,9 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 17 tỷ đồng và thu nhập bình quân của người lao động hơn 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2015, Cty phấn đấu sản lượng khai thác 5.800 tấn mủ, sản lượng mủ chế biến 6.800 tấn, doanh thu 240 tỷ đồng, tiền lương bình quân 4,7 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Lao động tại Cty hiện có 2.600 người, trong đó 70% là công nhân người dân tộc. Hơn 1.000 hộ dân ở 24 làng, đã được Cty tuyển dụng vào làm công nhân và định canh, định cư ổn định cuộc sống lâu dài.
Cty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thâm canh chiều sâu đối với vườn cây khai thác, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào SX, góp phần nâng cao năng suất vườn cây. Phát động phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cạo mủ cao su, đẩy nhanh tiến độ thanh lý vườn cao su già cỗi...
Theo ông Khánh, năm 2015 Cty trồng tái canh 507 ha cao su, đảm bảo trồng đúng tiến độ và chất lượng cây giống đạt yêu cầu kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành với các bộ giống cho năng suất cao, kháng bệnh tốt. Phấn đấu trồng xong trong tháng 7 này.
Thực hiện chủ trương trồng xen canh các loại cây trồng khác để tăng tính hiệu quả sử dụng đất, trong mùa tái canh này, 1 ha trồng mới Cty sẽ trồng 500 cây cao su và trồng xen canh 3.070 cây cà phê chè. Chỗ có độ cao thấp hơn sẽ trồng xen canh 600 cây cà phê vối/ha.
Theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, trong tình hình giá cao su thấp như hiện nay, các đơn vị bằng mọi cách phải hạ giá thành, quản lý chặt và tiết giảm 30% suất đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, dư luận trên địa bàn tỉnh xôn xao việc các thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở 1 ngày với giá từ 2.700 – 3.500 đồng/kg mà đầu nậu là người Trung Quốc. Hàng chục tấn bông thanh long chở đi đâu, làm gì đến cả người thu mua cũng không biết?
Ngày 7/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Năm nay, nắng hạn kéo dài, năng suất tiêu giảm nhưng nhờ tiêu hạt được giá nên người trồng tiêu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) rất phấn khởi. Huyện Tây Hòa đang quy hoạch các vùng chuyên canh cây tiêu gắn với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo đề án Xây dựng nông thôn mới.
Trước tình hình giá mủ cao su bất lợi, một số hộ dân trồng cao su tại tỉnh Đắk Nông đã có sáng kiến lạ: Thay vì chặt bỏ vườn cây, họ rong tỉa cành cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.