Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh

Sau khi được thử nghiệm thành công tại xã Đan Phượng với diện tích 6ha, hiện nay ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà đã phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương là 250 triệu đồng để nhân rộng mô hình cam đường canh tại 16/16 xã, thị trấn của huyện, với diện tích 15ha.
Ngoài hỗ trợ vốn, bà con nông dân còn được tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, quá trình trồng, chăm sóc cũng như tham quan các mô hình đã được triển khai hiệu quả.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà là một trong những địa phương của tỉnh có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho loại cây trồng này. Việc nhân rộng mô hình cam đường canh sẽ mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thông thường vào những tháng cuối năm, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra nguyên liệu tăng giá do vào cuối vụ nuôi và nhu cầu nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu dịp Noel, tết Dương lịch tăng.

Qua nhiều năm gặp khó khăn với con tôm sú do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi, đầu năm 2015, ông Huỳnh Văn Húi, ấp 9A, xã Thuận Hòa đã được Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang chọn để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm chân trắng.

9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước, thị trường XK cũng bị thu hẹp hơn 12 nước. Sự khó khăn của XK cá tra trong 2/3 chặng đường của năm “hiện diện” rõ tại hầu hết các thị trường XK lớn.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa triển khai dự án hỗ trợ cho nông dân ở 12 xã khu vực vùng cao thực hiện ủ dự trữ 80.560kg cỏ.

Tùy theo từng mùa hoa, người nuôi ong di chuyển đàn ong đến vùng đất mới để hút mật. Nghề này chi phí bỏ ra ít nhưng thu lãi khá cao.