Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh
Sau khi được thử nghiệm thành công tại xã Đan Phượng với diện tích 6ha, hiện nay ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà đã phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương là 250 triệu đồng để nhân rộng mô hình cam đường canh tại 16/16 xã, thị trấn của huyện, với diện tích 15ha.
Ngoài hỗ trợ vốn, bà con nông dân còn được tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, quá trình trồng, chăm sóc cũng như tham quan các mô hình đã được triển khai hiệu quả.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà là một trong những địa phương của tỉnh có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho loại cây trồng này. Việc nhân rộng mô hình cam đường canh sẽ mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Related news
Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.
Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.