3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.
Năm 2000, chị Lý cùng gia đình từ Hải Phòng vào sinh sống tại xã Đồng Tiến. Thu nhập chính của 6 người trong gia đình chị dựa vào 2,6 ha đất rẫy, gồm 1 ha cao su, 1 ha điều và 6 sào cà phê.
Chị biết đến rau má rất tình cờ. Vốn bị cao huyết áp, năm 2006, chị được một người bạn mách cho uống nước rau má có thể giảm bệnh nên chị đã xin về trồng. Lúc đầu nghĩ trồng để dùng, nhưng sau thấy có người hỏi mua nên năm 2010 chị nhân rộng ra bằng cách xen canh dưới vườn điều.
Nhờ chăm sóc cây rau má vườn điều cũng được hưởng lợi từ nguồn nước tưới, chất dinh dưỡng nên năng suất đạt cao hơn bình thường. Chị Lý chia sẻ: Vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rau má đảm bảo an toàn. Do đó, nhu cầu mua của khách ngày càng nhiều, có ngày không đủ bán.
Khi được hỏi về cách chăm sóc cây rau má, chị Lý vui vẻ cho biết: Đây là loại rau dễ trồng, đặc biệt ưa bóng râm, thích nghi với nhiều loại đất, không cần phải chăm sóc cầu kỳ, sau khi trồng khoảng 1 tháng được thu hoạch. Đối với vườn rau má của gia đình, trồng dưới tán cây điều, nên mỗi sáng phải nhặt lá điều rụng để tránh lá rau má bị úa vàng.
Tuy nhiên, muốn đạt năng suất cao phải tưới nước ngày hai buổi sáng và chiều, sau khi cắt phải bón thêm phân urê để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nếu chăm sóc đúng quy trình thì 10 ngày được cắt 1 lần. Không chỉ cung cấp rau thành phẩm, chị còn cung cấp rau giống cho các hộ dân trên địa bàn xã cũng như cho nhiều người ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... Với giá 10 ngàn đồng/kg. Là lao động chính trong gia đình, chị Lý đã nuôi 4 người con trai ăn học tử tế và xây nhà cửa khang trang.
Hiện nay, với 3 sào trồng xen dưới tán điều, mỗi ngày, chị Lý cắt từ 10kg đến 15kg rau má bỏ mối cho các nhà hàng, quán giải khát trên địa bàn xã Đồng Tiến (Đồng Phú) và thị xã Đồng Xoài. Với giá bán 20 ngàn đồng/kg, mỗi ngày chị thu về 200 đến 300 ngàn đồng, cả năm xấp xỉ 100 triệu đồng.
Nguồn bài viết: http://baobinhphuoc.com.vn/Content/3-sao-rau-ma-trong-vuon-dieu-cho-thu-tram-trieu-dong-35276
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định