Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Chính Thức Được Cấp Mã Số Vào Mỹ

Nhãn Chính Thức Được Cấp Mã Số Vào Mỹ
Ngày đăng: 11/11/2014

Cơ hội để trái cây VN đa dạng hóa thị trường tiêu thụ đã có, nhưng để tăng lợi nhuận thì cần phải có yếu tố hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.

Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.

Ông Lê Quốc Dũng, Người dân xã Tam Hiệp, Bình Đại, Bến Tre cho biết: “Lâu nay mình trồng nhãn chỉ tiêu thụ nội địa và xuất Trung Quốc, vì vậy giá cả bấp bênh, nay xuất được sang Mỹ sẽ đa dạng được thị trường, giá cao hơn, nông dân có lãi nhiều hơn”.

Hiện đã có 3 vùng trồng nhãn ở ĐBSCL được cấp mã vùng. Chỉ cần thống nhất mẫu bao bì đóng gói để chiếu xạ, những lô nhãn đầu tiên có xuất xứ từ Việt Nam sẽ có mặt ở thị trường Mỹ. Điều kiện khá thuận lợi nhưng lợi nhuận lại không được một số doanh nghiệp xuất khẩu nhãn ở Bến Tre kỳ vọng. Chưa tính chi phí nhân công thu hái, đóng gói, chiếu xạ, tiền vận chuyển một container nhãn sang Mỹ đã lên đến 170 triệu đồng.

Ông Phùng Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu trái cây Nhiệt Đới, Bến Tre cho biết: “Chi phí vận chuyển quá cao, nếu Nhà nước hỗ trợ, sẽ giúp trái cây Việt Nam có thể vươn xa ra thị trường thế giới. Theo tôi biết, hiện Thái Lan đã hỗ trợ doanh nghiệp 30% cước vận chuyển”.

Đây cũng là lý do mà số lượng thanh long và chôm chôm nước ta xuất khẩu sang Mỹ khá thấp dù đã được cấp phép từ nhiều năm qua. Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 6 tháng năm 2014, xuất khẩu thanh long vào thị trường Mỹ chỉ khoảng 1.000 tấn, còn chôm chôm chỉ khoảng 180 tấn. Con số khá khiêm tốn so với sản lượng trong nước. Tình trạng tương tự hoàn toàn có thể xảy ra đối với mặt hàng nhãn xuất khẩu sang Mỹ.

Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Nhan-chinh-thuc-duoc-cap-ma-so-vao-My-108-47868.html


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 có sức lan tỏa nhanh, hiện đã đạt khoảng 40.000 ha tại 14 huyện ngoại thành (chiếm 40% diện tích trồng lúa, tăng 30.000 ha so với năm 2010).

13/10/2015
Hơn 500 nông dân được học nghề Hơn 500 nông dân được học nghề

Năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Định) đã mở được 15 lớp dạy nghề cho 515 học viên trên địa bàn tỉnh.

13/10/2015
Trúng mùa cam xoàn Trúng mùa cam xoàn

Các huyện Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào vụ thu hoạch cam xoàn, sản phẩm tiêu thụ tốt.

13/10/2015
Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Vừa qua, tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Viện Nghiên cứu Mía đường (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tổ chức hội thảo “Biện pháp kỹ thuật tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại vùng trồng mía Tây Ninh”.

13/10/2015
PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn

Thời gian sinh trưởng và chiều cao của PHB 71 tương đương các giống lúa đối chứng, song chống đổ tốt hơn. Chất lượng gạo thơm ngon, hạt cơm cũng dẻo hơn nhiều so với các giống lúa khác...

13/10/2015