Làm giàu với đồng ruộng
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Vĩnh trở về quê, lập gia đình với gia tài là 3 công đất ruộng. Trong giai đoạn này, gia đình anh gặp nhiều khó khăn. “Thời gian đầu, gia đình phải bươn chải nhiều công việc làm thêm, lũ về thì đi câu, giăng lưới để kiếm sống, tăng thêm thu nhập. Với 3 công ruộng, cần mẫn mấy cũng chỉ đủ cung cấp gạo cho gia đình bởi diện tích nhỏ khiến cho chi phí đầu tư cao” - anh Trần Đức Vĩnh chia sẻ.
Để thoát nghèo, anh Vĩnh lên kế hoạch là tăng diện tích sản xuất. Anh tận dụng lợi thế trong khai thác sản phẩm mùa lũ để “nuôi” ý tưởng của mình. Anh Vĩnh nêu suy nghĩ: “Sống ở vùng chuyên sản xuất nông nghiệp mà không có đất sản xuất thì khó có thể giàu, nên bản thân quyết tâm tăng diện tích sản xuất. Thuận lợi với tôi trong giai đoạn này là nghề giăng lưới trong mùa lũ rất “có ăn” nên tôi nắm bắt cơ hội, tích cực làm để dành dụm tiền mua đất. Trong khi giá đất trước đây không cao nên mỗi mùa lũ về, với công việc khai thác thủy sản tôi tập trung nguồn vốn mua thêm đất ruộng”.
“Tích tiểu thành đại”, hiện nay anh Vĩnh đang sở hữu khoảng 300 công đất. Trong đó khoảng 250 công bản thân sở hữu và “cố” thêm 50 công để canh tác. Với sự chuyên cần, ham học hỏi, hàng năm trừ toàn bộ chi phí, anh Vĩnh thu về khoảng 1 tỷ đồng. Riêng vụ đông xuân 2015 vừa qua, anh lãi trên 600 triệu đồng.
Anh Vĩnh còn chú trọng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm giá thành, sản phẩm đạt chất lượng. Thời gian qua, được các ngành hữu quan hướng dẫn canh tác trong bón phân, phun thuốc sử dụng giống đúng quy trình, anh Vĩnh tiết kiệm trên 10% chi phí canh tác.
Anh Vĩnh tâm sự: “Qua nhiều cố gắng, đến nay sự nỗ lực của bản thân đã được đền đáp, giúp gia đình có cuộc sống khá giả, con cái học hành đến nơi đến chốn. Với tôi, người nông dân nào cũng có thể làm giàu nếu chúng ta quyết tâm. Bởi hiện nay khoa học kỹ thuật được các ngành hỗ trợ, thiếu tiền thì có ngân hàng giúp sức, điều còn lại chính là nỗ lực của bản thân”.
Anh Vĩnh chia sẻ, việc sở hữu nhiều diện tích đất ruộng hiện nay sẽ giúp nông dân giảm bớt chi phí đầu tư hơn so với ruộng nhỏ lẻ. Đồng thời việc liên kết tiêu thụ sẽ được dễ dàng hơn, hạn chế việc trên cùng cánh đồng có quá nhiều chủ sở hữu sẽ phần nào thêm áp lực cho doanh nghiệp thu mua nông sản.
Chia sẻ kế hoạch của mình, anh Vĩnh cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mua đất đối với những hộ có nhu cầu chuyển nhượng và đổi các thửa nhỏ lẻ tập trung về một mối để dễ quản lý, tiện lợi trong liên kết với doanh nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm
Vụ thu đông này, giống dưa lê Kim cô nương mang lại mùa vàng cho bà con xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) khi bán được giá 17.000 đ/kg tại ruộng.
Bạn đọc Hoàng Thị Liễu, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Chính phủ vừa ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
Chính vụ, hồng Đà Lạt rớt giá kỷ lục còn 2.000-3.000 đồng/kg, nhiều người dân để quả chín rụng, chặt bỏ. Trong khi đó, lượng hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam lại tăng đột biến.
Đến với cuộc thi Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu năm nay là 126 "cô bò" khỏe mạnh cho nhiều sữa.
Không giống những củ cải quen thuộc trồng để lấy rễ củ (phần củ thường thấy), củ cải đuôi chuột được trồng để thu hoạch quả mọc trên cây.