Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu với đồng ruộng

Làm giàu với đồng ruộng
Publish date: Thursday. July 2nd, 2015

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Vĩnh trở về quê, lập gia đình với gia tài là 3 công đất ruộng. Trong giai đoạn này, gia đình anh gặp nhiều khó khăn. “Thời gian đầu, gia đình phải bươn chải nhiều công việc làm thêm, lũ về thì đi câu, giăng lưới để kiếm sống, tăng thêm thu nhập. Với 3 công ruộng, cần mẫn mấy cũng chỉ đủ cung cấp gạo cho gia đình bởi diện tích nhỏ khiến cho chi phí đầu tư cao” - anh Trần Đức Vĩnh chia sẻ.

Để thoát nghèo, anh Vĩnh lên kế hoạch là tăng diện tích sản xuất. Anh tận dụng lợi thế trong khai thác sản phẩm mùa lũ để “nuôi” ý tưởng của mình. Anh Vĩnh nêu suy nghĩ: “Sống ở vùng chuyên sản xuất nông nghiệp mà không có đất sản xuất thì khó có thể giàu, nên bản thân quyết tâm tăng diện tích sản xuất. Thuận lợi với tôi trong giai đoạn này là nghề giăng lưới trong mùa lũ rất “có ăn” nên tôi nắm bắt cơ hội, tích cực làm để dành dụm tiền mua đất. Trong khi giá đất trước đây không cao nên mỗi mùa lũ về, với công việc khai thác thủy sản tôi tập trung nguồn vốn mua thêm đất ruộng”.

“Tích tiểu thành đại”, hiện nay anh Vĩnh đang sở hữu khoảng 300 công đất. Trong đó khoảng 250 công bản thân sở hữu và “cố” thêm 50 công để canh tác. Với sự chuyên cần, ham học hỏi, hàng năm trừ toàn bộ chi phí, anh Vĩnh thu về khoảng 1 tỷ đồng. Riêng vụ đông xuân 2015 vừa qua, anh lãi trên 600 triệu đồng.

Anh Vĩnh còn chú trọng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm giá thành, sản phẩm đạt chất lượng. Thời gian qua, được các ngành hữu quan hướng dẫn canh tác trong bón phân, phun thuốc sử dụng giống đúng quy trình, anh Vĩnh tiết kiệm trên 10% chi phí canh tác.

Anh Vĩnh tâm sự: “Qua nhiều cố gắng, đến nay sự nỗ lực của bản thân đã được đền đáp, giúp gia đình có cuộc sống khá giả, con cái học hành đến nơi đến chốn. Với tôi, người nông dân nào cũng có thể làm giàu nếu chúng ta quyết tâm. Bởi hiện nay khoa học kỹ thuật được các ngành hỗ trợ, thiếu tiền thì có ngân hàng giúp sức, điều còn lại chính là nỗ lực của bản thân”.

Anh Vĩnh chia sẻ, việc sở hữu nhiều diện tích đất ruộng hiện nay sẽ giúp nông dân giảm bớt chi phí đầu tư hơn so với ruộng nhỏ lẻ. Đồng thời việc liên kết tiêu thụ sẽ được dễ dàng hơn, hạn chế việc trên cùng cánh đồng có quá nhiều chủ sở hữu sẽ phần nào thêm áp lực cho doanh nghiệp thu mua nông sản.

Chia sẻ kế hoạch của mình, anh Vĩnh cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mua đất đối với những hộ có nhu cầu chuyển nhượng và đổi các thửa nhỏ lẻ tập trung về một mối để dễ quản lý, tiện lợi trong liên kết với doanh nghiệp”.


Related news

Lưu Ý Khi Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Lưu Ý Khi Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm giúp người nuôi có những kiến thức cơ bản và sử dụng vôi có hiệu quả, xin giới thiệu các dạng vôi hiện nay và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Sunday. June 5th, 2011
Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.

Friday. December 23rd, 2011
Xây Hầm Biogas Cho Nhiều Lợi Ích Kinh Tế Xây Hầm Biogas Cho Nhiều Lợi Ích Kinh Tế

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao

Sunday. June 26th, 2011
Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.

Saturday. December 24th, 2011
Thông Tin Thêm Bài Viết Thông Tin Thêm Bài Viết "Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn"

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006

Monday. June 27th, 2011