Làm Giàu Từnuôi Gà Siêu Trứng Ở
Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.
Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.
Trước khi nuôi gà siêu trứng, vợ chồng chị Dung mở trang trại nuôi lợn thịt, nhưng do dịch bệnh nhiều nên từ năm 2008 chuyển sang nuôi gà siêu trứng.
Để nuôi gà đạt hiệu quả, vợ chồng chị tự tìm hiểu thông tin trên sách báo, và đăng ký tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật nuôi gà do Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân huyện Đắk Mil, công ty cung cấp giống (Công ty CP Việt Nam) tổ chức. Ngoài ra, chị Dung còn tự đi thăm quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại các trang trại chăn nuôi gà lớn trong tỉnh và các địa phương lân cận như Đắk Lắk.
Trang trại của gia đình chị có vị trí cách xa khu dân cư, với tổng diện tích chuồng nuôi là 2000 m2. Hệ thống chuồng nuôi gà được thiết kế rất kiên cố, hiện đại với tường xây, có hệ thống chiếu sáng, thông gió để luôn duy trì nhiệt độ phù hợp và hệ thống cung cấp nước uống tự động. Với cách thiết kế này, không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh mà còn hạn chế được dịch bệnh cho gà, vì vậy mà qua nhiều năm nuôi gà gia đình chị chưa bao giờ bị thất bại do bệnh dịch.
Kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng
Với hơn 7 năm trong nghề nuôi gà đẻ, chị Dung chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi gà không khó nhưng phải cẩn thận, cùng với việc chuẩn bị chuồng trại tốt thì khâu chọn giống cũng không kém phần quan trọng. Gia đình chị chọn nuôi giống gà Isabrowm của Công ty C.P Việt Nam, đây là giống gà có có nhiều ưu điểm như: ít bệnh, dễ nuôi và năng suất trứng cao.
Để tiết kiệm chi phí đầu tư giống chị đã mua gà một ngày tuổi về tự úm, sau 18 tuần tuổi gà bắt đầu đẻ. Ngoài ra, để gà đẻ đều, trứng to, chị cho gà ăn đúng bữa và đủ khẩu phần, trung bình 1 con gà 1 ngày ăn hết 1,1g cám tổng hợp (gồm 3 thành phần chính là bột ngô, cám gạo và cám đậm đặc trộn đều với nhau theo tỷ lệ thích hợp).
Nhiệt độ và thời gian chiếu sáng trong chuồng thích hợp cũng là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ đẻ trứng cũng như sức đề kháng của gà.
Bí quyết thành công của gia đình chị đó là: Áp dụng biện pháp phòng bệnh cho gà là chính, tiêm phòng và chủng vắc xin đầy đủ, kịp thời; hàng ngày vệ sinh chuồng trại, thu gom xử lý chất thải; phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng trại theo định kỳ.
Trong quá trình nuôi, gia đình chị bổ sung thêm men tiêu hóa và Vitamin 3 lần một tuần vào khẩu phần thức ăn của gà để tăng sức đề kháng cho đàn gà. Thường xuyên quan sát độ linh hoạt của con gà, quan sát mào gà và phân gà, nếu có gà có biểu hiện không tốt chị cách ly để theo dõi tìm cách xử lý.
Doanh thu 2 tỷ đồng mỗi năm
Hiện tại gia đình chị đang nuôi 3.000 con gà siêu trứng. Nhờ biết cách chăm sóc và chọn giống tốt mà gà luôn khỏe mạnh, đẻ đều và tỷ lệ đẻ cao. Bình quân mỗi ngày thu được 2.700 quả trứng gà.
Với mức giá bình quân 1.800 đồng/quả trứng, mỗi ngày gia đình chị thu về gần 5 triệu đồng, tổng thu từ bán trứng của 1 năm đạt hơn 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, nếu gà không bị dịch chết, sau 1 năm thu hoạch khi gà già có thể bán làm gà thịt với giá trung bình 100 nghìn đồng/con, 3000 con gà sẽ mang về mức thu 300 triệu đồng.
Như vậy, tổng thu từ trang trại gà của gia đình chị Dung đạt khoảng 2 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ chi phí hết khoảng 1,5 tỷ đồng đồng/năm (bao gồm các khoản như: tiền giống, tiền cám cho gà ăn, tiền thuốc bổ và mem vi sinh, tiền vắc xin, tiền điện, khấu hao chuồng trại, tiền công chăm sóc), còn lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Chị Dung cho biết: “So với chăn nuôi các con vật khác thì nuôi gà siêu trứng có thu nhập hàng ngày cao hơn, nhưng cũng khá vất vả và giá cả cũng bấp bênh. Có thời điểm mỗi quả trứng lên đến 2.000 đồng, lợi nhuận rất cao, nhưng cũng có những thời điểm chỉ còn 1.000 đồng/quả, một quả trứng bán ra không đủ chi phí thức ăn, thuốc phòng, trừ bệnh cho gà. Vì vậy, nếu người nuôi không kiên trì thì sẽ bỏ nghề ngay”.
Ngoài nuôi gà siêu trứng, gia đình chị Dung còn trồng 0,8ha cà phê, tận dụng phân gà ủ hoai làm phân bón cho cà phê, nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí đầu tư và tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể nói, nhờ tính kiện trì, sự tâm huyết với nghề, biết tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi mà gia đình chị Dung đã thành công trong chăn nuôi gà siêu trứng, mang thu nhập cao cho gia đình.
Bà con có nhu cầu tham quan học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà siêu trứng có thể liên hệ với chị Nguyễn Thị Dung, thôn Đức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil; điện thoại: 01654407988 để được hỗ trợ kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi lươn thương phẩm những năm gần đây phát triển mạnh ở TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) nhưng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên đang khan hiếm dần, không đáp ứng kịp nhu cầu của người nuôi.
Vụ cá Nam năm 2015 (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch), ngư dân các huyện ven biển đã chủ động đầu tư, đóng mới, cải hoán, nâng công suất tàu để vươn khơi khai thác thủy sản với các nghề, như: lưới kéo đơn, vây rút chì, lưới chụp mực, câu, dịch vụ nghề cá...
Thời điểm này, những người làm nghề chài cá ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) thường chài dính cá vồ đém nhiều hơn mùa khô.
XK tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 8/2015 đạt 60,2 triệu USD; giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.Trong 8 tháng đầu năm, XK đạt 373,8 triệu USD; giảm 50% so với cùng kỳ năm 2014.
Mùa mưa Tây Nguyên là cơ hội thuận lợi cho dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc phát sinh, lây lan, phần lớn tập trung ở các hộ gia đình chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ.