Làm giàu từ VAC
Thời bao cấp, gia đình ông Trang ở bên chân đồi không chủ động nước nên chỉ làm lúa và hoa màu nên thu nhập hằng năm chẳng lấy gì làm dư dả. Thế nhưng kể từ khi có chủ trương của Nhà nước cho phục hóa những khu đất hoang đưa vào sử dụng, ông Trung đã chọn mảnh đất bên dòng Thạch Nham để tập trung cải tạo. Từ một nơi đất đá ngổn ngang do đơn vị thi công đào mương thủy lợi đất đá đổ lên cao như núi, vợ chồng ông đã thuê người san bằng khu đất rộng để làm nhà ở.
Tuy nhiên, mãi đến khi có Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, được tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi ở xã, vợ chồng ông Trang mới quyết tâm đầu tư vốn xây dựng ngay trong vườn một khu chuồng trại rộng 300m2 để nuôi bò nhốt chuồng và nuôi heo công nghiệp theo quy trình khép kín. Ngoài ra, đầu tư nuôi 9 con heo nái để phát triển đàn heo thịt. Chỉ sau 3 tháng rưỡi đến 4 tháng khi heo đạt trọng lượng bình quân từ 75 kg/con trở lên, vợ chồng ông cho xuất chuồng. Cứ thế, mỗi năm xuất bán 3 lứa, với mỗi lứa bán từ 50-60 con, doanh thu mang lại cho gia đình ông hơn 700 triệu đồng.
Cũng ngay trong trại nuôi heo, ông ngăn chuồng để nuôi 2 con bò cái lai sind cho ăn cám công nghiệp, mỗi năm đẻ được 2 bê con. Khi có bê con bán nghé, mỗi con thu được từ 18-20 triệu đồng.
Trong vườn nhà, ông Trang còn dành ra hơn 1.300m2 để đào 2 ao nuôi các loại cá trôi, trắm cỏ, chép, rô phi. Ngoài ra, ông còn xây nổi 200m2 hồ để nuôi cá trê và cá tràu. Mỗi năm thu tỉa cũng được hơn 6 tấn cá các loại, doanh thu khoảng 50 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi, ông Trang còn trồng 1ha keo, bình quân mỗi năm thu hoạch 30 triệu đồng.
Nhờ biết tận dụng nguồn nước tự chảy của dòng kênh Thạch Nham đi qua sát khu vườn của mình và biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC, kết hợp với trồng rừng nên ông Trang đã trở thành người có thu nhập cao, doanh thu hằng năm đạt hơn 800 triệu đồng. Làm ăn hiệu quả, ông Trang rất phấn khởi, nhiệt tình trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình như đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình văn hóa, trường học để xã Nghĩa Lâm phát triển ngày càng toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.
Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.
Vụ lúa thu - đông, toàn tỉnh Trà Vinh xuống giống được 86.850ha, đạt 99,37% kế hoạch. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được khoảng 10.558ha, tập trung ở huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, năng suất bình quân 5,32 tấn/ha, tăng 0,15 tấn/ha so với cùng kỳ.
Không nổi tiếng như cam ở các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An nhưng hôm nay 2 xã Bản Giang và Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã trồng hàng chục héc-ta cam, quýt nhiều diện tích đã cho thu hoạch.