Kiểm Dịch Thực Vật Trước Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành.
Theo đó, danh mục bắt buộc phải kiểm kiểm dịch sẽ bao gồm các loại cây và các bộ phận còn sống của cây; Các sản phẩm của cây; Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men); Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến; Các loại côn trùng phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học; Các phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật – việc này sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định.
Các vật thể được miễn phân tích nguy cơ dịch hại trong các trường hợp là giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học. Với các trường hợp khác sẽ do Bộ NN&PTNT quyết định. Việc nhập khẩu các vật thể nêu trên phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.
Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nhưng chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại.
Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Bình Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy chế biến lâm sản và kinh doanh tổng hợp của Cty TNHH SX thương mại và xây dựng Thiên Phát.
Theo kế hoạch, Hapro sẽ huy động toàn bộ khoảng 5.000 – 6.000 cán bộ nhân viên của gần 30 đơn vị thành viên tập trung vào chiến dịch tiêu thụ vải trong đợt cao điểm khoảng 20 ngày.
Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết, đến thời điểm hiện nay có khoảng 1.500 ha nghêu nuôi của huyện bị chết, ước tổng thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng.
Mặc dù đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên phải chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng phản đối quyết định cấm đánh bắt cá trên biển Đông của phía Trung Quốc và đề nghị sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt hành động trên.