Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn
Ngày đăng: 28/01/2013

Khu chuyển đổi rộng 3.600 m2 của gia đình ông Đào Đình Tuy ở thôn An Cư, xã Nghĩa An (Ninh Giang - Hải Dương) được quy hoạch khá đẹp mắt.

Ông đào ao, lập vườn, xây dựng chuồng trại nuôi cá, nuôi lợn cũng như nhiều người khác. Tuy nhiên, năm 2009, qua một người bạn ông tiếp cận với nghề nuôi rắn. Đầu năm 2010, ông đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng khu chăn nuôi rắn rộng 170 m2, với 400 ô chuồng và bắt đầu nuôi thử 100 con rắn hổ mang trâu, hổ mang đen. Năm đầu do còn thiếu kinh nghiệm nên rắn hổ mang trâu bị thất thoát, không mang lại hiệu quả.

Không nản chí, ông vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đàn rắn của gia đình ngày càng sinh sản phát triển. Ông cho biết: “Giống rắn hổ mang đen rất dễ nuôi, thích nghi với thời tiết, lại nhanh lớn, thức ăn cũng dễ tìm kiếm, chủ yếu là chuột, cóc, ếch nhái, gà con... Mỗi tháng, rắn lột xác 1 lần, một năm có 8 tháng ăn, 4 tháng nghỉ đông. Rắn ăn nhiều, đẻ trứng mạnh chủ yếu từ tháng 5 - 6. Hiện tại, gia đình ông có 100 cặp rắn bố mẹ, rắn đẻ mỗi đợt từ 25 - 30 quả trứng, sau gần 2 tháng ấp thủ công thì nở, với tỷ lệ khá cao (từ 98 -100%). Năm 2012, ngoài để lại nuôi 300 con rắn thương phẩm, ông còn cung cấp hơn 500 con rắn giống cho một số gia trại trong thôn và ở các huyện Thanh Miện, Tứ Kỳ. Mỗi quả trứng rắn hổ mang đen có giá 50 nghìn đồng, rắn con mới nở bán được 180 nghìn đồng. Rắn thương phẩm nuôi trong khoảng từ 12 - 15 tháng thường có trọng lượng đạt hơn 2,5 kg/con, với giá từ 0,8 - 1 triệu đồng/kg.

Từ hai bàn tay trắng, đến nay gia trại của ông Tuy đã có 400 con rắn, chủ yếu là hổ mang đen. Năm 2012, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 150 triệu đồng từ bán rắn giống và rắn thương phẩm.

Ông Tuy là người nuôi rắn đầu tiên ở thôn An Cư. Gia đình ông hiện đang xuất bán đàn rắn thương phẩm, dự kiến thu hơn 400 triệu đồng. Thời gian tới, ông tiếp tục đầu tư xây thêm 400 ô chuồng nuôi rắn hổ mang.

 


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Nuôi Cá Tra Bỏ Global GAP Nông Dân Nuôi Cá Tra Bỏ Global GAP

Ngân sách tỉnh bỏ ra hơn 7 tỉ đồng, phải mất đến hai năm triển khai thực hiện ... Thế nhưng, khi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP cho quy trình nuôi cá tra chưa ráo mực, những nông dân ở Trà Vinh đã phải nói lời chia tay với dự án.

18/11/2014
Nuôi Heo, Tôm Trong Nhà Kính Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Nuôi Heo, Tôm Trong Nhà Kính Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo và ương tôm giống trong nhà kính của HTX kinh tế Xanh thuộc ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu là một điển hình.

18/11/2014
Cần Thơ - Nagasaki Hợp Tác Lĩnh Vực Thủy Sản Và Xử Lý Nguồn Nước Cần Thơ - Nagasaki Hợp Tác Lĩnh Vực Thủy Sản Và Xử Lý Nguồn Nước

Ngày 6/11, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với đoàn làm việc của tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) do ông Kurosaki Isamu, Cục trưởng Cục Xúc tiến các chương trình hợp tác về môi trường, Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Nagasaki làm trưởng đoàn.

18/11/2014
Bình Thuận Nuôi Tôm Nước Lợ Và Những Tín Hiệu Đáng Mừng Bình Thuận Nuôi Tôm Nước Lợ Và Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha).

18/11/2014
Giải Bài Toán Nông Nghiệp Giải Bài Toán Nông Nghiệp

Ông Lịch cho rằng, để giải bài toán cho ngành nông nghiệp không chỉ đặt trách nhiệm riêng cho Bộ NN-PTNT mà cần phải xem xét tính phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành…

18/11/2014