Làm giàu từ nuôi cá song chuột
Đặc điểm sinh học
Cá song chuột rất dễ phân biệt với các loài cá khác bởi phần đầu nhỏ so với phần thân, có 1 đôi răng nanh rất nhỏ ở phân trên trước hàm, phía sau lỗ mũi có một đường chẻ. Thân cá có hình thoi, dẹt bên rõ rệt. Vây đuôi lồi tròn, toàn thân có màu nâu xám với những chấm đen tròn rải rác trên đầu, thân và vây.
Các điểm chấm trên cơ thể phần thân nhìn chung là rộng hơn so với ở phần đầu, phần vây. Chiều dài thân cá lớn nhất có thể đạt 70 cm, thông thường 40 - 50 cm. Cá song chuột có khoảng 9 điểm gần tròn màu tối như vết bẩn trên cơ thể, một số kéo dài đến phần vây lưng và vây hậu môn.
Trên thế giới, cá song chuột phân bố ở Tây Thái Bình Dương, phía nam biển Nhật Bản, biển Australia, biển Ấn Độ…; cá có phân bố ở Việt Nam nhưng số lượng không đáng kể. Cá thường sống ở những nơi có độ sâu 2 - 40 m, nơi có đáy là những rạn đá, rạn san hô của các vùng đầm phá, vùng vịnh.
Tiềm năng phát triển
Cá song chuột đã được phát triển nuôi thương phẩm ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii (Mỹ) với mô hình chủ yếu là nuôi trong lồng, bè nổi trên biển. Ngoài ra, nó còn phát triển tốt khi nuôi trong ao đất với độ mặn 15 - 34‰.
Thức ăn của cá song chuột có nguồn gốc động vật, vì vậy ngoài thức ăn công nghiệp loại thường dùng cho các loại cá song còn có thể tận dụng cá tạp và giáp xác nhỏ để tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm giá thành sản phẩm.
Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng chậm, sau thời gian nuôi 18 - 20 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trên 500 g, nhưng giá thương phẩm rất cao nên vẫn đem lại mức lợi nhuận khá lý tưởng cho người nuôi. Hiện, cá song chuột ở Việt Nam có giá 700.000 - 900.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc với giá bán trên 100 USD/kg. Cá song chuột có khả năng chống chịu với dịch bệnh tốt.
Hiện, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc, trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, đã làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột. Mỗi năm, cung cấp ra thị trường 100.000 - 150.000 cá giống cỡ 5 - 8 cm/con với giá 4.000 - 5.000 đồng/con.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá song chuột thương phẩm của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương 3,5 - 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài 7,5 - 9 cm.
Cá song chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt trọng lượng trên 0,5 kg; tỷ lệ sống hơn 66%. Thời gian gần đây, ở một số địa phương như Cát Bà, Hải Phòng, Vũng Tàu, Kiên Giang đã nuôi thành công đối tượng này.
Chủ động sản xuất giống cá song chuột là thuận lợi lớn để phát triển nuôi thương phẩm loài này. Tuy nhiên, các hộ nuôi chủ yếu phát triển nuôi nhỏ lẻ và là đối tượng mới nên người nuôi vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với một số thị trường xuất khẩu tiềm năng loài cá này như Hồng Kông, Trung Quốc...
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.
Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.
Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...