Đỏ mắt tìm mua cua đồng
Cua đồng - món ăn tưởng chừng như chỉ phục vụ cho người nghèo ở nông thôn hàng chục năm trước- nhưng thời gian gần đây lại liên tục sốt giá ở ĐBSCL. Hiện tại, giá cua đồng thịt được bán từ 40.000 - 50.000 đồng/kg; cua đồng xay có giá từ 60.000 - 75.000 đồng/kg. Trong khi đó, càng cua đồng bán ngoài chợ đã tăng lên từ 200.000 - 300.000 đồng/kg, tùy theo độ lớn nhỏ.
Giá cua đồng tăng mạnh nhưng nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Anh Bùi Văn Tường, một nông dân ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), cho biết mỗi ngày anh ra đồng móc được khoảng 3 kg cua đồng đem bán tại vựa cho các thương lái cũng kiếm được trên 100.000 đồng.
“Hàng chục năm trước, cua đồng ở đất Hậu Giang nhiều vô số kể nhưng chỉ có những nhà nghèo mới bắt về làm thức ăn; còn nhà khá giả thì coi cua đồng như thứ bỏ đi. Gần đây, do bà con trồng lúa sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên cua, cá bị tiêu diệt từ… trong trứng, dẫn đến khan hiếm, tăng giá là lẽ đương nhiên”- anh Tường khẳng định.
Theo bà Lý Thị Mỹ Hằng, một thương lái chuyên thu mua cua đồng và ốc bươu ở Hậu Giang, do mùa lũ ở ĐBSCL chưa về nên lượng cua đồng ngày càng khó tìm. Trước đây, mỗi ngày vựa của bà Hằng thu mua cả tấn cua đồng thịt, nhưng nay kiếm vài trăm ký/ngày là xem như thành công.
Cũng theo bà Hằng, do cua đồng tự nhiên khan hiếm nên thời gian gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã có sáng kiến nuôi cua đồng dưới ao hoặc trên cạn. Tuy nhiên, số hộ nuôi đạt yêu cầu rất ít, trong khi đó thời gian nuôi khoảng 8 tháng (thường bắt đầu nuôi từ tháng 8 Âm lịch) mới thu hoạch nên cua đồng nuôi cũng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của thị trường.
Hiện tại, tiểu thương ở các chợ sau khi thu mua cua đồng về sẽ lột mai, yếm và đem đi xay nhuyễn để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn bán bún riêu cua hoặc lẩu cua đồng. Trong khi đó, càng cua đồng sẽ đem đi phân phối cho các quán nhậu để chế biến thành các món: càng cua đồng rang me, càng cua đồng rang muối… Mỗi dĩa càng cua đồng (khoảng 200gram) có giá khoảng 80.000 - 100.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10/6, ông Hoàng Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cho biết, trong 3 ngày qua, ngư dân Nguyễn Luân (trú thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền) đang huy động những bạn thuyền trong chi hội nghề cá của thôn để khai thác hết số cá nằm trong lưới vây rút chì mà ngư dân này đã đánh được tại vùng biển xã Vinh Hiền.
Các hộ dân nuôi tôm ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết giá tôm sú liên tục bị giảm trong thời gian gần đây. Hiện giá tôm loại 20 con/kg chỉ còn 230 ngàn đồng/kg, loại 30 con trên dưới 160 ngàn đồng/kg, loại 40 con khoảng 130 ngàn đồng/kg, giảm từ 60 - 80 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?
Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.
Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.