Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại

Nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại
Ngày đăng: 12/06/2015

Ông Phạm Văn Tường, người nuôi tôm có tiếng ở xóm 6, Kim Đông cho biết: “Gia đình tôi đầu tư gần 50 triệu đồng thả nuôi 40 vạn tôm sú và tôm thẻ trên 10 mẫu đầm. Đến thời điểm này, chỉ còn giữ được 2 mẫu, 8 mẫu còn lại tôm chết gần hết, đánh rốc vớt vát được hơn chục triệu đồng”.

Theo ông Tường, đây là lần đầu tiên việc nuôi tôm bị thất bại nặng nề như vậy. Mấy năm trước, thời tiết thuận lợi, tôm phát triển bình thường, diện tích ao đầm của gia đình thu được 1,5 - 2 tấn tôm, thu nhập 200 - 300 triệu đồng. Cũng trong tình cảnh như ông Tường, gia đình anh Nguyễn Phúc Giám ở xóm 5, Kim Đông cũng có 2 mẫu nuôi tôm bị chết. “2 ao đầm tôi thả 12 vạn giống.

Cách đây 1 tháng, 1 ao bắt đầu có hiện tượng tôm chết, tôi đã xử lý thuốc, tăng cường chăm sóc nhưng vẫn không giữ được. Ao còn lại, mấy ngày qua lại có hiện tượng tôm chết rải rác, sáng nay phải gọi thương lái vào bán vội, do tôm còn nhỏ (300 con/kg) nên giá thấp không bù nổi tiền giống, đó là chưa kể tiền thức ăn, điện, hóa chất rồi còn bao nhiêu công sức bỏ ra” anh Giám buồn bã cho biết.

Trao đổi với đồng chí Trần Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã Kim Đông được biết: Do điều kiện thời tiết nắng nóng, tôm nuôi liên tục bị chết ở các ao, đầm; tổng số hộ nuôi tôm bị chết từ 30 - 70% trên địa bàn xã đã lên tới 143 hộ với diện tích gần 73 ha.

Từ cuối tháng 4 đến nay, không chỉ riêng người dân Kim Đông lo lắng vì tôm chết mà tất cả các xã bãi ngang ven biển Kim Sơn như Kim Trung, Kim Hải cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Đồng chí Trần Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kim Trung cho biết: Năm nay, toàn xã đưa vào nuôi hơn 320 ha thủy sản, bao gồm vùng nội đồng 209 ha, khu nuôi công nghiệp 43,6 ha, ao thổ cư nhân dân 24,22 ha, khu vực khác là 42,76 ha. Tổng lượng tôm giống đã thả vào khoảng 36,88 triệu con, trong đó tôm giống chất lượng cao, tôm của công ty trên 4 triệu con.

Đầu vụ tôm nuôi phát triển bình thường nhưng khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 ở một số ao thả trà đầu tôm bị chết và hiện tượng này kéo dài đến nay. Hiện, tổng số hộ có tôm nuôi bị chết là 204 hộ với diện tích trên 90 ha, lượng giống thiệt hại ước tính khoảng 120 triệu con.

Tìm hiểu nguyên nhân tôm chết, đa phần các hộ nuôi trồng thủy sản ở đây cho rằng do nắng nóng, tôm sốc thời tiết nên chết chứ không phải do dịch bệnh. Anh Nguyễn Phúc Giám, xóm 5, Kim Đông phân tích: “Chưa có mấy năm mà nắng nóng kéo dài như năm nay, nhiệt độ ngoài trời nhiều hôm tôi đo lên tới 39 - 40oC.

Nắng nhiều khiến pH nước tăng cao (khoảng 9,3 - 9,5), trong khi đó ngưỡng pH phù hợp cho con tôm chỉ là 7,5 - 8,5. Đồng chí Trần Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kim Trung lý giải: Đại đa số ao nuôi của nhân dân về thiết kế đáy ao, bờ ao, cống điều tiết nước đều chưa đảm bảo được việc quản lý nguồn nước và môi trường ao nuôi.

Khi nước ngoài kênh cấp đầy thì người nuôi không phải mở cống mà nước vẫn ngấm đầy ao nuôi và khi nước rút cũng tương tự. Do thời tiết nắng nóng, nguồn nước trong ao nuôi có độ mặn cao, một số ao nuôi cao, trình nước không đủ nên nước quá nóng làm tôm bị chết. Bên cạnh đó, phần lớn các ao nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến hiện tại thả với mật độ dày, không có máy móc, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình nuôi thả, ao thiếu ô xy nên tôm cũng bị chết.

Đại diện Chi cục Thú y tỉnh cũng cho biết: Trước tình trạng tôm nuôi bị chết, Chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hiện trường nắm bắt tình hình, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, tôm chết chủ yếu là do sốc thời tiết, các mẫu bệnh phẩm đa phần đều cho kết quả âm tính với dịch bệnh.

Hiện, Chi cục đang tăng cường hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm nước lợ, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm. Đối với những ao hồ có tôm chết, không tháo nước ra ngoài làm lây lan đến diện tích ao hồ xung quanh; tiến hành rải vôi, vệ sinh ao đầm.

Khi thấy tôm có dấu hiệu bất thường và tiếp tục chết, người nuôi cần thông báo, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng; đồng thời phải vớt ngay tôm chết ra khỏi ao và tiến hành tiêu hủy; nếu tôm đủ lớn khẩn trương thu hoạch non nhằm giảm thiệt hại.


Có thể bạn quan tâm

Liên Minh Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Cát - Phù Cát Liên Minh Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Cát - Phù Cát

Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.

29/08/2013
Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch

Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.

29/08/2013
1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời 1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

29/08/2013
Quýt “Vàng” Trên Đất Cằn Quýt “Vàng” Trên Đất Cằn

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

29/08/2013
Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

29/08/2013