Du lịch lồng bè ở Phú Quý (Bình Thuận)
Đến Phú Quý, du khách khó lòng cưỡng lại ham muốn bước chân lên những lồng bè nuôi hải sản trên biển thuộc phạm vi thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Nơi đây tập trung hơn 100 lồng bè, nuôi nhiều hải sản giá trị kinh tế cao. Chừng 3 năm trở lại đây, nắm được nhu cầu của người tham quan, một số chủ lồng bè đã sẵn sàng đáp ứng các bữa ăn được chế biến từ hải sản nuôi trong lồng bè, với mức giá vừa phải.
Lồng bè của anh Bùi Văn Khánh nằm trong số đó. Chỉ mất 5 - 7 phút sau khi lên thuyền nhỏ, chúng tôi đến được lồng bè của anh cách xa bờ khoảng vài trăm mét nước. Anh cho biết: Mỗi tháng, những người nuôi cá lồng bè như anh đón từ 10 - 15 đoàn khách, lễ lạt thì đông hơn… Mỗi bè có sức chứa bình quân khoảng 12 người. Đa số khách đều muốn thưởng thức nhiều loại hải sản, mỗi thứ một ít nên mỗi lồng bè đều cố gắng nuôi nhiều thứ, từ cua mặt trăng - cua mặt quỷ - cua huỳnh đế đến cá mú - cá chình…
Thưởng thức hải sản sạch, tươi ròng ngay trên biển đó là ấn tượng khó quên trong lòng du khách, chính vì vậy du lịch lồng bè ở Phú Quý hứa hẹn sẽ phát triển, nếu như địa phương khéo tổ chức, quảng bá.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.
Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.
Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.
Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.