Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Ương Cua Bột Ở Cà Mau

Làm Giàu Từ Mô Hình Ương Cua Bột Ở Cà Mau
Ngày đăng: 07/05/2012

Người Cà Mau không còn xa lạ với nghề ương cua bột. Tuy nhiên, để ương cua bột thành công và đạt hiệu quả như một số hộ dân ở ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn thì không phải ai cũng có thể làm được.

2 năm trở lại đây, khi giá cua thương phẩm tăng cao, người dân ấp Cái Trăng phát triển thêm nghề mới mà hiệu quả không thua kém gì nuôi cua trong vuông tôm. Đó là ương cua mê hay còn gọi là ương cua bột thành cua tiêu, cua dưa bán ra thị trường. Ông Đoàn Văn Dương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Rồng, nhận định: “Đây là mô hình thu hút được đông đảo người dân trong ấp tham gia. Lợi nhuận từ mô hình này rất lớn và góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”.

Hiện tại ấp Cái Trăng có 22 hộ phát triển nghề nuôi cua bột. Người nuôi cua chỉ cần đào 2 ao nhỏ, chiều sâu khoảng 40 cm, chiều dài 4 m, chiều rộng 2 m; dưới đáy trải lớp cao su để chống rò rỉ nước, đầu tư thêm khoảng 800.000 đồng tiền mua cua bột. Sau 15 ngày, người nuôi có thể bán cua tiêu, cua dưa lại cho người nuôi cua thương phẩm với giá 800 - 1.000 đồng/con.

Như vậy, chỉ sau nửa tháng, người nuôi cua có thể thu về khoảng 2 triệu đồng cho 2 ao nuôi. Thức ăn cho cua bột chủ yếu là con ruốc nhỏ nên người dân có thể tận dụng từ vuông tôm, giảm chi phí mua mồi cho cua nuôi và tăng thêm được nguồn lợi nhuận. Ông Đoàn Văn Tuyên, ở ấp Cái Trăng, có 16 ao nuôi, mỗi tháng ông lời trung bình 10 triệu đồng.

Theo như nhận định của một số hộ dân thì nghề ương cua bột có thể phát triển được bền vững trong thời gian tới. Bởi, vùng đất, nguồn nước mặn ở huyện Năm Căn rất thuận lợi cho phát triển nguồn cua giống, chất lượng cua ương ở ấp Cái Trăng cũng được đánh giá cao hơn so với những nơi khác.

Ngoài ra, mô hình này còn có khả năng thu hồi vốn nhanh và cho lợi nhuận cao. Mặt khác, mọi thành viên trong gia đình đều có thể chăm sóc được cua ương. Tuy nhiên, công việc này đặc biệt phù hợp với người phụ nữ, vì ngoài kỹ thuật chọn giống và cho ăn thì việc ương cua còn đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, chu đáo giống như đặc tính của người phụ nữ trong đời sống hàng ngày.

Thời gian tới, nếu được hỗ trợ vốn, kỹ thuật tốt thì nghề ương cua bột sẽ mang lại cuộc sống sung túc và tạo được nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi ở vùng quê vốn quanh năm phát triển độc canh con tôm.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Chép Giòn Ở Miền Tây Nuôi Cá Chép Giòn Ở Miền Tây

Và thật độc đáo, thịt cá dai dai, sừn sựt. Hỏi thì nhiều quản lý nhà hàng bảo rằng đó là giống cá chép của Nga, được nhập về theo dạng cá con và phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, giá của cá mới lên đến 400.000 đồng/kg tại nhà hàng, cao hơn vài lần so với cá chép bình thường.

28/07/2014
Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh

Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.

07/08/2014
Anh Diến Làm Kinh Tế Giỏi Anh Diến Làm Kinh Tế Giỏi

Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lại Văn Diến, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn là hộ gia đình hội viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

28/07/2014
Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16 Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16

Sáng ngày 6/8, Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (VietFish) lần thứ 16 năm 2014 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh.

07/08/2014
Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

28/07/2014