Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng
Mô hình nuôi gà lai Đông Tảo và ngan Pháp của gia đình anh Bùi Văn Đại, thôn Trung Hòa, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng (Hà Nam) là một mô hình như thế.
Kinh tế chủ yếu thuần nông, trước đây, gia đình anh cũng nghèo khó, vất vả như bao gia đình khác trong thôn, trong xã. Cuối năm 2011, anh bàn tính với gia đình quyết định đầu tư vào nuôi gà, ngan. Để có vốn, anh Đại đã làm đơn vay ngân hàng Nông nghiệp huyện được 100 triệu và tiền vay thêm anh em bạn bè tổng cộng được khoảng gần 300 triệu đồng. Cầm số tiền lớn trong tay mà anh vừa mừng lại vừa lo. Anh tính toán chia ra từng khoản, khoản để xây dựng chuồng trại và mua các dụng cụ phục vụ chăn nuôi, khoản dành để mua con giống. Để có được con giống tốt anh đã lặn lội ra tận Phú Xuyên (Hà Nội) để lấy. Khi mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên gia đình anh chỉ đầu tư nuôi khoảng 200 – 300 gà mái đẻ và 100 con ngan thịt.
Vừa nuôi anh vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước từ khâu chọn giống đến cách làm chuồng trại hợp lý, phòng chống dịch bệnh. Ngay cả việc cho ăn cũng phải hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của gà để chúng hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất. Qua năm đầu, nhờ chịu khó mày mò học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi nên mô hình chăn nuôi gà, ngan của anh phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế.
Thấy được hiệu quả cũng như nắm được kinh nghiệm trong chăn nuôi giúp anh vững tin hơn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, sau hơn 3 năm nuôi tổng đàn gà, ngan đẻ là hơn 2000 con. Gia đình anh Đại đã có 2 khu chuồng trại chăn nuôi gà, ngan đẻ với tổng diện tích khoảng 500m2. Anh Đại chia sẻ: “Chăn nuôi con gì cũng vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng, phải tiêm phòng, cho uống thuốc. Nếu thấy gà có dấu hiệu bị bệnh phải kịp thời cách ly để khỏi lây lan đến con khác. Ngoài ra, vào lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột cần theo dõi và cho ăn khẩu phần thức ăn hợp lý. Mùa này gà cần nhiều năng lượng để hoạt động và tăng sức đề kháng. Ngoài các loại thức ăn có sẵn trong nhà như lúa, ngô, gia đình còn cho gà ăn thêm các loại bột và thức ăn công nghiệp khác. Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ để phòng trừ các nguồn bệnh…”
Nhờ chăn nuôi tốt lên đàn gà, ngan đẻ của gia đình anh đẻ trứng rất đều. Cứ trung bình 1000 con gà, ngan mái đẻ anh để khoảng 300 con trống. Đầu năm 2015 anh đã xuất bán số lượng gà, ngan đẻ loại thải với 1,2 tấn gà và 1 tấn ngan. Cũng đầu năm 2015 này anh Đại đã đầu tư mua mấy ấp trứng để phục vụ con giống cho chính gia đình mình cũng như cung cấp giống cho bà con và các vùng lận cận. Trung bình 1 tháng anh đưa vào ấp khoảng được 2 – 3 vạn trứng gà, ngan. Sản phẩm làm ra anh không phải lo vì thương lái khắp nơi đến đặt mua. Trừ mọi khoản chi phí cuối năm 2014 anh hoạch toán lãi được 300 triệu đồng/năm.
Không chỉ nuôi gà, ngan anh Bùi Văn Đại còn có thú chơi chim bồ câu. Đến nay anh có khoảng 100 đôi chim bồ câu đẻ cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao và cũng là món nhậu mỗi khi có khách quý đến nhà chơi.
Mới bước sang tuổi 29 những anh Đại bước đầu đã thành công với mô hình chăn nuôi gà, ngan đẻ. Giúp cho gia đình vượt qua mọi khó khăn từng bước vươn lên làm giàu ở một vùng quê nông thôn còn nghèo như xã Thụy Lôi. Anh là một tấm gương sáng để mọi thanh niên trong xã học tập và noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Trồng chôm chôm và điều trên diện tích 3 ha thuộc ấp Suối Cam, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, gia đình anh Trần Công Bằng có thu nhập ổn định mỗi năm từ 200 - 250 triệu đồng. Đây là con số mơ ước của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Hiện huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) có khoảng 150 hộ nuôi 4500 đàn ong. Nghề nuôi ong lấy mật đã và đang đem thu nhập ổn định cho nhiều người.

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đang áp dụng hình thức quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi, trong đó có biện pháp tầm soát dư lượng chất cấm ngay từ khi heo giống nhập chuồng và chuẩn bị xuất bán ra thị trường.

Gần 4 tháng nay, nhiều hộ chăn nuôi gà theo hình thức trang trại, gia trại của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất lo lắng khi phải chạy đôn chạy đáo tìm đầu ra cho những lứa gà thịt đến tuổi xuất chuồng.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đạt cho kết quả nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng chế phẩm sinh học Bio-Floc xử lý nước ao nuôi cá và tận dụng chất thải sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng ở Hậu Giang” .