Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh

Hiện nông dân huyện Tháp Mười đang thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng việc tiêu thụ lúa khoảng 1 tuần nay gặp rất nhiều khó khăn do giá lúa liên tục giảm, thương lái không đến mua.
Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.
Ông Nguyễn Văn Thành ở xã Đốc Binh Kiều cho biết: “Năm 2013, thời điểm này, lúa vừa cắt xong là bán ngay cho thương lái, giá lúa cũng chấp nhận được (5.300 đồng/kg) nhưng vụ này bán rất khó khăn. 2 tuần trước thương lái bỏ tiền cọc 2ha lúa OM4900 của tôi với giá 5.200 đồng/kg, nhưng khi thu hoạch, gọi điện họ tới bảo chỉ mua với giá 5.000 đồng/kg nhưng tôi cũng phải bán vì phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch”. Theo tính toán của nông dân, mặc dù chi phí sản xuất vụ đông xuân không lớn nhưng với giá này, người nông dân không có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…

Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.