Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng

Cá bống tượng là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Thấy được nguồn lợi này, gia đình ông Nguyễn Hoàng Anh (hội viên Chi hội Nông dân ấp Tân Long, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đã đầu tư nuôi cá bống tượng thương phẩm. Mô hình này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.
Gia đình ông Nguyễn Hoàng Anh làm nghề sản xuất mắm cá, vì vậy hàng ngày phải vứt bỏ số lượng khá lớn các loại phế phẩm cá không dùng đến, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ông Anh luôn trăn trở là phải làm cách nào để xử lý tốt chất thải, tránh ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
Cá bống tượng vốn là đối tượng nuôi chỉ ăn cá tươi nên ông Anh tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và sử dụng 500m2 mặt nước ao sau nhà để nuôi thử nghiệm. Ban đầu, ông chỉ thả 30kg cá bống tượng giống. Nhờ chịu khó tìm hiểu tài liệu về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc, theo dõi dịch bệnh nên đàn cá của ông mau lớn. Sau một năm, ông thu hoạch và bán cá, lãi gần 20 triệu đồng.
Thấy việc nuôi cá bống tượng mang lại hiệu quả kinh tế nên ông Anh tiếp tục mở rộng diện tích nuôi lên đến 1.500m2. Thời gian này, giá cá bống tượng thương phẩm trên thị trường đã tăng lên gần 400.000 đồng/kg (đối với cá có trọng lượng từ 0,5kg/con trở lên). Ông bán và lãi hơn 100 triệu đồng. Qua 8 năm nuôi cá bống tượng, mỗi năm ông Anh đều lãi khoảng 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...

Đã qua rồi thời hỗn loạn, người thì nuôi, kẻ khai thác tranh giành nguồn lợi từ con nghêu của bãi bồi Đất Mũi (Cà Mau). Sau khi sắp xếp lại một cách toàn diện, vùng nuôi nghêu bãi bồi đang dần đi vào ổn định.

Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.