Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại
Lúc mới đến lập nghiệp, anh Dũng tập trung vốn khai phá đất, làm nhà ở, mua giống xoài ghép nghệ về trồng khoảng 6 ha và chịu khó lăn lộn vào các tỉnh miền Tây học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ăn quả, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Những năm đầu thu hoạch, tiêu thụ xoài rất khó khăn, vợ chồng phải thuê xe chở đi bán cho tiểu thương ở các chợ trong tỉnh. Sau mấy vụ thu hoạch xoài không có lãi, anh phải thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, trồng thêm 2 ha bắp, đậu, cà, ớt để trang trải kinh tế gia đình.
Vào thời điểm đó tư thương chỉ mua bắp khô, chưa có máy nảy bắp, vợ chồng con cái phải thức suốt đêm ngồi nảy bắp đỏ trầy cả bàn tay và lo bưng bê bắp ra vào sân bãi phơi khô mới tiêu thụ được sản phẩm. Nhưng tất cả khó khăn rồi cũng qua đi, với ý chí cần cù, chịu khó của người dân gốc Quảng Trị, anh đã vượt qua giai đoạn thăng trầm của mô hình kinh tế trang trại. Ngày nào anh cũng ra vườn xoài tỉa cành, làm cỏ, bón phân, theo dõi phát hiện sâu bệnh để xử lý kịp thời.
Nhất là 10 năm gần đây, cứ vào tầm tháng 11 dương lịch, anh lại phun thuốc kích thích cho vườn xoài ra quả trái vụ bán cho khách hàng sử dụng trong những ngày tết cổ truyền, với giá cao, thu nhiều lợi nhuận. Anh chỉ ngồi tại chỗ bấm điện thoại cho các thương lái Đồng Nai đến mua xoài rồi thuê xe ô tô vận chuyển ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc tiêu thụ. Theo ước tính của anh, mỗi năm vườn xoài cho năng suất, sản lượng cao khoảng 20 tấn/ha, với giá bán 10.000 đồng đến 12.000 đồng/kg, thu lợi nhuận từ 300 - 350 triệu đồng. Có nguồn vốn tích lũy trong tay, năm 2010, anh tiếp tục đầu tư trên 250 triệu đồng trồng thêm 1 ha xoài Thái, 5 ha cao su và chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật, các loại cây đều phát triển xanh tốt.
Trong quá trình làm ăn khá giả, vợ chồng anh Dũng đã tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện, bằng cách cho 8 hộ dân nghèo vay khoảng 200 triệu đồng không lấy lãi để mua đất trồng xoài, mua bò phát triển chăn nuôi, cải thiện đời sống gia đình, như: Hộ ông Bùi Văn Đạt, Bùi Văn Huấn và hướng dẫn, giúp đỡ nhiều hộ dân trong xã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Anh còn hỗ trợ kinh phí cho Trường THCS Tân Hà mua ghế đá cho học sinh ngồi chơi và tài trợ cho các Hội thi nhà nông đua tài, cán bộ hội cơ sở giỏi, do Hội Nông dân huyện Hàm Tân tổ chức.
Nhờ vươn lên làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại, gia đình anh Trần Đình Dũng liên tục đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng bằng khen và trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập, noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).
Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.
Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).
Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.
Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.