Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Mô Hình Sản Xuất

Ngày 16-1, tại xã Kim Phượng, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông năm 2013.
Vụ đông năm 2013, Trạm Khuyến nông Định Hóa đưa vào thực hiện 10ha khoai tây tại 4 xã: Kim Phượng, Trung Lương, Bảo Cường và Định Biên. Giống khoai tây được đưa vào trồng là Sinora của Hà Lan. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% giống, 40% các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 211 triệu đồng.
Ngoài ra, các hộ dân còn được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật trồng khoai tây và phòng trừ sâu bệnh, cũng như chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển. Phát biểu tại Hội thảo, các hộ nông dân tham gia mô hình đều có đánh giá: Cây khoai tây Sinora dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất cao, trung bình đạt 16 tấn/ha, cho thu lãi trên 36,7 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại, Trạm Khuyến nông huyện đã liên kết với một số đơn vị để thu mua khoai tây cho bà con ngay tại ruộng. Đây có thể nói là một giải pháp tốt khuyến khích bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Cùng ngày, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình ngô giống mới: VS36, B.265, HT818 và HT119 trồng vụ đông năm 2013. Giống ngô đối chứng là giống ngô LVN 4.
Mô hình được thực hiện tại xóm Phú Thái, xã Lương sơn, với quy mô 3ha, 40 hộ tham. Qua theo dõi cho thấy, các giống ngô mới có tỷ lệ mọc cao (97-98%), khả năng chịu rét cao, có khả năng chống đổ tốt; có thời gian sinh trưởng ngắn, bắp to và đều, lõi nhỏ, số hạt trên bắp đạt từ 16-18 hàng, hạt màu vàng cam.
Ngoài ra, các giống cây đều có bộ lá gọn và có khả năng trồng dày, cho năng suất cao, bắp dễ bẻ, lá bi bao kín bắp sẽ hạn chế được mối mọt và thối mốc trên đồng ruộng; cây có lá xanh, bền đến cuối vụ, giúp bà con có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Đây là các giống ngô phù hợp trồng trong cả vụ xuân và vụ đông, năng suất đạt từ 74,2 - 76,5 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí, các giống ngô này cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng khoảng 320.000 đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Các chính sách tín dụng của Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là tam nông) đã thật sự là “dòng chảy trong lành”, tưới mát và làm khởi sắc những vùng quê.

Sau khi Báo Cao Bằng đăng tải bài viết ra ngày 9/7/2014 “Nhiều diện tích ngô ra bắp nhưng không có hạt” tại tổ 10 phường Hòa Chung (Thành phố), chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân vì sao có tình trạng giống ngô NK 4300 xảy ra hiện tượng cây ra nhiều bắp nhưng không có hạt hoặc kết hạt kém...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo các hộ nuôi cá bè ven đầu cồn thuộc ấp An Long, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gần khu vực cầu Mỹ Thuận cần di dời khẩn cấp các lồng bè để tránh nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây thiệt hại.

Theo ông Trần Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) - cá bống bớp đã được huyện xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của nghề nuôi thủy sản tại địa phương. UBND huyện đã hỗ trợ bà con mở rộng diện tích nuôi, thâm canh, đồng thời chỉ đạo xúc tiến xây dựng thương hiệu Cá bống bớp Nghĩa Hưng.

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, nhưng thời gian qua lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT) của tỉnh từng bước thay đổi diện mạo. Dấu hiệu khởi sắc đáng ghi nhận là những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình mới, hợp tác xã (HTX) điển hình tiên tiến, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.