Mở toang cửa xuất khẩu rau quả ngoại giao và mở rộng thị trường
“Thủ thuật” đàm phán
Vải thiều tươi của Việt Nam đã có những chuyến hàng đầu tiên sang Mỹ, Úc. Đây là kết quả bước đầu đầy khích lệ với người trồng vải thiều. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, việc đưa được vải, trước đó là thanh long, xoài… sang các thị trường đầy tiềm năng này có phần tác động không nhỏ ở các cấp ngoại giao.
Trong tất cả những lần công du nước ngoài, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành đều đặt vấn đề mở cửa thương mại cho rau quả Việt Nam tiếp cận với các thị trường ấy. Cũng chính vì lý do này mà khi Việt Nam gửi hồ sơ về nông sản sang, họ đều chấp thuận và nghiên cứu, xem xét rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Thường trực Ban chỉ đạo phát triển thị trường XK rau quả, thì đối với các thị trường khó tính, ngành lại phải gửi hồ sơ thương lượng, bởi với các nước này, họ phải thêm 1 công đoạn là đánh giá nguy cơ dịch hại. Sau đó đưa ra công chúng lấy ý kiến, rồi mới có giấy phép NK.
Tuy nhiên, đây là những thị trường chiến lược đối với Việt Nam, nên bằng mọi cách, rau quả của chúng ta phải vào được các thị trường này. Nếu chúng ta đã vào được, thì tiềm năng của các thị trường trên là rất lớn.
“Làm gì thì làm, việc chuẩn bị hồ sơ mang tính chất thuyết phục, để họ thấy rằng hệ thống kiểm dịch của Việt Nam là tốt, đáp ứng được yêu cầu, cũng rất quan trọng. Ở đây, Cục BVTV có bộ phận kiểm dịch thực vật làm việc âm thầm, chuẩn bị những báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại để báo cáo cho họ, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh hơn quá trình đàm phán”, ông Hồng nói.
Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam và tham tán thương mại tại các nước cũng có kế hoạch quảng bá hình ảnh của nông sản Việt Nam đến với nhân dân nước sở tại. Ví dụ như nhân dịp Quốc khánh, các ngày lễ lớn, ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài…, thay vì dùng sâm-panh, bánh ga-tô, chúng ta sử dụng những loại hoa quả đặc trưng của Việt Nam như cà phê, hạt điều, trái cây… Điều này khiến các nước làm quen dần với các sản phẩm của Việt Nam.
Tuy nhiên, câu chuyện mở cửa, XK rau quả ra nước ngoài cũng không phải toàn thuận lợi. Hiện nay, để chuẩn bị một bộ hồ sơ cho phía đối tác nước ngoài đánh giá, phân tích nguy cơ dịch hại cũng rất mất thời gian, vì tư liệu khoa học không được tập hợp một cách bài bản. Danh mục dịch hại trên các đối tượng cây trồng còn thiếu.
Ngoài ra, theo ông Hồng, việc đám phán các điều khoản trong XK rau quả, đôi khi chúng ta chưa tận dụng được hết lợi thế, vì thiếu thông tin từ phía nước bạn.
“Ví dụ như vừa rồi sang Úc, khi bàn đến vấn đề tẩy trùng rau quả, tôi thấy họ xử lý bằng metinegroma (hóa chất bay hơi), thay vì chiếu xạ, đối với các loại quả như nho, táo… trái mùa để XK sang Mỹ.
Chúng tôi kiến nghị rằng, tại sao quả vải của Việt Nam lại phải chiếu xạ mà không dùng hóa chất bay hơi? Phía bạn nói là trước đây khi đàm phán, Việt Nam tự đề xuất chiếu xạ nên Úc đồng ý. Tôi hỏi luôn là sau này Việt Nam có thể thay chiếu xạ bằng xử lý hóa chất bay hơi? Họ đồng ý ngay, nhưng có lẽ phải bắt đầu từ vụ XK năm sau”, ông Hồng kể.
Hay câu chuyện XK trái thanh long sang Úc, hồ sơ đã được phía Việt Nam gửi đi từ vài tháng trước mà không thấy phản hồi từ phía bạn. Khi Bộ NN-PTNT đề cập đến việc này, họ trả lời rằng vì quả thanh long của Việt Nam có rất nhiều loại, loại ruột đỏ, ruột trắng… nên phải xem xét kỹ.
Để đáp trả, chúng ta “dọa” sẽ xem xét quả nho của Úc, vì nho của họ cũng nhiều loại: nho đen, nho xanh, nho vàng, nho có hạt và không có hạt. Nếu theo cách phân tích thế thì phải tách ra, xem xét lại từng chủng loại nho. Khi ấy, phía Úc mới đồng ý duyệt hồ sơ. Ngay trong tháng 9 tới, thanh long sẽ có cơ hội XK sang Úc.
“Như vậy, trong việc đàm phán, thương lượng cũng có rất nhiều cái hay, có khi ngồi trong bàn đàm phán, hai bên không tìm được tiếng nói chung, nhưng ra hành lang uống cà phê và trò chuyện, thì vấn đề lại được giải quyết.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, XK rau quả 5 tháng đầu năm 2015 của nước ta tiếp tục ghi nhận tín hiệu lạc quan. Cụ thể 5 tháng đầu năm, gần 900 nghìn tấn trái cây đã được XK đi các nước, nhiều nhất là thanh long (350 nghìn tấn), dưa hấu (250 nghìn tấn), nhãn (hơn 110 nghìn tấn), chuối (trên 30 nghìn tấn)... Riêng kim ngạch XK mặt hàng rau quả tháng 5/2015 đạt 89 triệu USD, nâng tổng kim ngạch XK rau quả trong 5 tháng đầu năm lên gần 600 triệu USD, tăng trên 11% so với cùng kỳ năm 2014. |
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, mình làm việc phải thật khoa học, có uy tín, họ sẽ tin mình. Vấn đề là phải xây dựng được lòng tin từ phía đối tác thì chắc chắn họ sẽ mở cử cho nông sản của Việt Nam và thị trường nước họ”, ông Hồng cho biết.
Hỗ trợ DN
Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, để đảm bảo mục tiêu nâng cao kim ngạch XK rau quả, việc tổ chức lại SX và hỗ trợ DN là hết sức cần thiết. Theo ông Hồng, chúng ta không nên phát triển nông nghiệp theo chiều rộng, theo số lượng mà nên đi theo hướng chất lượng, an toàn thực phẩm và phát huy tính độc đáo.
“Cuối cùng là hiệu quả kinh tế thôi. Trong không gian càng hẹp thì càng dễ quản lý dịch bệnh, đỡ bị ảnh hưởng bởi thiên tai”, ông Hồng nói.
“Không ở đâu có rau thơm chất lượng như của Việt Nam. Một thời gian trước, khi EU tạm ngừng NK rau của Việt Nam, thì hãng hàng không của Thái Lan bị ảnh hưởng, vì không có rau thơm Việt Nam để vận chuyển. Nói như vậy để thấy rằng, rau thơm của VN giá trị kinh tế rất cao, toàn vận chuyển bằng máy bay”, vẫn theo người đứng đầu Cục BVTV.
Vấn đề hiện nay là, mở cửa thị trường đã khó, duy trì và phát triển thị trường lại càng khó hơn. Như vậy, chúng ta phải nâng cao vai trò của DN. Hướng dẫn các DN quy trình, thủ tục để tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Nhiều DN rất muốn đầu tư vùng nguyên liệu rau quả để XK, nhưng họ e ngại các thủ tục hành chính về kiểm dịch, đánh giá nguy cơ dịch hại.
Tuy nhiên, nếu DN liên kết được với nông dân tổ chức SX, cộng với sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, thì những vùng chuyên canh được cấp mã số vùng trồng sẽ được phát triển.
Một trong những biện pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu rau quả cho XK là phải quản lý tốt dịch bệnh. Việc này Bộ trưởng cũng đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp chủ trì các cuộc họp về xử lý dịch bệnh, ví dụ như bệnh đốm nâu trên thanh long. Cách đây 2 năm, bệnh này rất gay gắt. Nhưng qua 1 năm chỉ đạo, bệnh đốm nâu đã cơ bản được khống chế, chỉ còn khoảng 10% diện tích bị nhiễm bệnh với tỷ lệ thấp.
Trong định hướng phát triển thị trường XK nông sản nói chung của ngành nông nghiệp, rau quả vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc XK rau quả tươi, khâu chế biến cũng đang dần được chú trọng. Một số biện pháp nghiên cứu quy trình chế biến và bảo quản nông sản đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
“Chế biến cũng có những lợi thế nhất định, đó là dễ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi vì đã qua chế biến thì dư lượng thuốc BVTV còn lại không đáng kể. Thứ hai là sản phẩm này không phải qua hàng rào kiểm dịch. Chính vì thế, chế biến rất quan trọng, hỗ trợ tốt cho những vùng SX đại trà”, ông Hồng phân tích.
Có thể bạn quan tâm
Với quy trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu kết hợp với gia cầm của gia đình thương binh Phí Văn Chắc (thôn Phú Bắc, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đang cho thu nhập ổn định 150 triệu đồng/năm.
Sau thời gian sụt giảm, có thời điểm chỉ còn 180.000 đ/tạ- 60kg, thì hơn tuần nay giá khoai lang tím Nhật tại Bình Tân (Vĩnh Long) đã tăng trở lại với mức giá từ 400.000 - 500.000 đ/tạ.
Đứng trước vô vàn khó khăn trong hoạt động sản xuất cây cao su, để hạn chế thấp nhất tình trạng chặt phá, giảm sức đầu tư cho vườn cây, ngành Nông nghiệp và PTNT Gia Lai đã đưa ra nhiều khuyến cáo và có giải pháp giúp doanh nghiệp cũng như bà con có định hướng tốt nhất trước những diễn biến bất lợi như hiện nay…
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vicofa cho biết, niên vụ 2015 – 2016, sản lượng cà phê cả nước ước giảm 20% so với niên vụ 2014 – 2015.
Đó là hướng đi của một số hộ nông dân ở các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu mà còn bảo đảm môi trường sản xuất, sinh hoạt.