Cty Krông Búk tái canh 431 ha cao su

Ông Nguyễn Văn Hiền, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Krông Buk cho biết: Theo kế hoạch, năm nay Cty tiến hành trồng tái canh 431 ha cao su đã bị thanh lý trước đó do già cỗi hết chu kỳ khai thác.
Hiện mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất như đào hố, phân bón, chuẩn bị 250.000 cây giống để đến cuối tháng 6 bắt đầu tiến hành trồng và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 7.
Theo ông Hiền, cây cao su trồng mới là những giống có năng suất, chất lượng mủ cao, chống đổ gãy, kháng sâu bệnh được Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khuyến cáo trồng.
Có thể bạn quan tâm

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.

Cây hồ tiêu đã từng được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân xã Đăk N’Drót, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Vậy mà giờ đây, người trồng tiêu trong xã đang lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu bị bệnh hàng loạt. Nhiều hộ trồng tiêu đang lỗ lực tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng vẫn không có hiệu quả, nên đành ngậm ngùi nhìn vườn tiêu chết dần.