Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Bưởi Quế Dương

Làm Giàu Từ Bưởi Quế Dương
Ngày đăng: 10/10/2014

Từ cây bưởi tổ, nhiều năm nay, giống bưởi Quế Dương đã ăn sâu bén rễ ở vùng đất xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) với diện tích ngày một tăng, trở thành cây ăn quả có thế mạnh.

Năm 2014, giống bưởi quý này đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Đây được coi là một cơ hội để người dân địa phương phát huy giá trị kinh tế của cây bưởi đặc sản này.

Giá trị kinh tế cao

Với mảnh vườn trước nhà rộng hơn một sào, từ nhiều năm nay, gia đình anh Ngô Văn Dương, khu vực 7, xã Cát Quế trồng 25 cây bưởi, trong đó có 8 cây bưởi Quế Dương. Anh Dương cho biết, năm 2013, vườn bưởi cho thu nhập 70 - 75 triệu đồng.

Năm nay, tuy bị ảnh hưởng của thời tiết, bưởi rụng nhiều, nhưng thu nhập cũng đạt 40 - 50 triệu đồng. Tương tự, gia đình ông Nguyễn Khắc Kiên - Chủ nhiệm HTXNN Quế Dương, với diện tích 2,5 sào, gia đình ông đầu tư trồng 80 gốc bưởi.

Năm 2013, vườn bưởi cho thu nhập 130 triệu đồng, năm nay khoảng 100 triệu đồng. Trồng bưởi đầu tư ít, không tốn công chăm sóc trong khi đầu ra lại đảm bảo, ông dự định sẽ mở thêm diện tích. Còn tại gia đình ông Nguyễn Văn Mười, nhờ vườn bưởi gần 3 ha mà từ nhiều năm nay, một mình ông nuôi 3 người con ăn học, trưởng thành.

Ở Cát Quế, hầu hết các gia đình đều có vườn trồng bưởi, trong đó tập trung chủ yếu vào hai giống bưởi Diễn và bưởi Quế Dương. Tuy nhiên, bưởi Diễn là bưởi từ nơi khác mang về, còn bưởi Quế Dương là bưởi đặc sản của chính vùng quê nơi đây. Theo ông Nguyễn Như Hảo - Chủ tịch Hội Nông dân xã, giống bưởi Quế Dương xuất phát từ một cây bưởi hạt, được gia đình cụ Trần Thảo, ở xóm Tháp Thượng lưu giữ và nhân giống từ gần một thế kỷ nay.

Nhờ mẫu mã đẹp, quả to, cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, ăn nhiều không thấy chán nên được người dân trong vùng nhân giống. Đặc biệt, thời gian thu hoạch của bưởi Quế Dương thường từ rằm tháng Tám âm lịch, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2 - 3 tháng nên người dân trồng xen kẽ để rải vụ.

Hiện, xã Cát Quế đã có 15 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch 150 - 200 tấn, sản phẩm thu hoạch được bao nhiêu, thương lái đến tận vườn mua buôn bấy nhiêu, không đủ cung cấp cho thị trường.

Với giá bán trung bình 20 - 25.000 đồng/quả, giống bưởi Quế Dương cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng/sào, tương đương 300 - 400 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Người dân địa phương cho rằng, bưởi Quế Dương là cây siêu lợi nhuận, bởi chỉ cần đầu tư một lần có thể cho thu hoạch 50 - 70 năm.

Hỗ trợ phát triển theo hướng hàng hóa

Nhận thấy đây là giống bưởi quý, sau khi nghiên cứu nguồn gen, đặc tính sinh trưởng phát triển của cây, Trung tâm Phát triển cây trồng (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã tổ chức hỗ trợ người dân nhân rộng và phát triển theo hướng hàng hóa.

Năm 2013, Trung tâm hỗ trợ huyện Hoài Đức xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, trồng mới và thâm canh 45 ha bưởi Quế Dương và bưởi Diễn. Trong đó, Trung tâm hỗ trợ cây giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân.

Ông Nguyễn Danh Ngọ - Chủ tịch UBND xã Cát Quế cho biết, nhờ có sự hỗ trợ của Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội nên từ năm 2013, năng suất và chất lượng bưởi đều tăng, người dân rất yên tâm sản xuất. Đặc biệt, năm 2014, bưởi Quế Dương được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây là sự động viên, khuyến khích vô cùng to lớn cho người dân xã Cát Quế.

Theo ông Nguyễn Văn Hiến - Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, toàn huyện có trên 700 ha đất bãi trồng cây ăn quả, trong đó có các cây đặc sản như bưởi đường Quế Dương, bưởi đường La Tinh, Phật thủ, Nhãn chín muộn... Mấy năm gần đây, mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều, nhưng ở huyện vẫn tương đối ổn định, lý do chính là thu nhập từ cây ăn quả cao.

Ông Nguyễn Văn Hiến cho biết thêm, hiện nay, Hoài Đức đang lập quy hoạch phát triển trồng trọt riêng cho vùng bãi, trong đó cây ăn quả giữ vai trò chủ đạo, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm tới. Riêng cây bưởi đường Quế Dương, thời gian tới, Hoài Đức sẽ phối hợp với Trung tâm phát triển cây trồng duy trì, phát triển thương hiệu bưởi Quế Dương và lưu giữ ổn định nguồn gen, giống tốt này.

Trong quy hoạch phát triển vùng bãi, huyện cũng sẽ ưu tiên cho phát triển cây bưởi đường Quế Dương và đặc biệt chú trọng tới công tác quảng bá tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung

Trong 2 tháng qua, thị trường phân bón được ghi nhận khá trầm lắng, giá cả giảm do nhu cầu sử dụng trong nước ở mức thấp và giá phân bón quốc tế giảm. Bước vào tháng 11, chuẩn bị cho vụ đông xuân, thị trường phân bón sẽ có nguồn cung dồi dào, giá không tăng đột biến.

02/11/2015
Nông sản trước ngưỡng 5 ăn 5 thua Nông sản trước ngưỡng 5 ăn 5 thua

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.

02/11/2015
Thuốc bảo vệ thực vật là con dao hai lưỡi Thuốc bảo vệ thực vật là con dao hai lưỡi

Bên cạnh hiệu quả tích cực đối với cây trồng, thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống của con người và sinh vật.

02/11/2015
Nông dân vẫn khát vốn Nông dân vẫn khát vốn

Những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nông dân được tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất khiêm tốn.

02/11/2015
Làm thêm trong mùa ruộng nghỉ Làm thêm trong mùa ruộng nghỉ

Kết thúc vụ sản xuất lúa hè thu, ruộng được “nghỉ” từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tận dụng khoảng thời gian này, một số nông dân ở huyện Nghĩa Hành đã sản xuất rau màu hoặc chăn thả gia súc ngay trên đồng ruộng không sản xuất cho thu nhập cao…

02/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.