Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới

Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới
Ngày đăng: 28/06/2013

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tựu đó là nhờ phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình mạnh mẽ trên địa bàn xã đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và trở nên khá giả. Trong đó, gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, ở bản Mường Nhé là một điển hình trong phát triển kinh tế hộ.

Quê hương ở vùng đất trung du Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, gia đình chị Hoa rất nghèo, tất cả chỉ trông vào mấy sào ruộng, dù năm nào được mùa đến mấy cũng chỉ đủ ăn chứ chưa nói đến chuyện làm giàu. Bằng phẩm chất cần cù, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm thoát nghèo, năm 2006 qua người thân giới thiệu, vợ chồng, con cái nhà chị Hoa dắt díu nhau lên mảnh đất biên giới Mường Nhé lập nghiệp.

Sau gần 9 năm chịu thương chịu khó đến nay gia đình chị đã có một cơ ngơi đàng hoàng, con cái đều trưởng thành. Tất cả đều nhờ vào mô hình trang trại chăn nuôi lợn sạch và trồng rau sạch. Chị Nguyễn Thị Hoa cho biết: Khi mới lên đây lập nghiệp, mảnh đất này còn hoang vu lắm. Khu đất gia đình chị mua chỉ toàn tre nứa và đá, sỏi. Phải mất rất nhiều công sức cộng với sự cần cù, chịu khó gia đình chị mới tạo dựng được cơ ngơi như ngày hôm nay.

Trang trại của gia đình chị Hoa nằm ven tỉnh lộ Mường Nhé đi Điện Biên. Hiện khu chăn nuôi của chị có 6 con lợn nái và trên 100 con lợn thịt. Thức ăn của lợn được gia đình tự chế biến từ nông sản thu mua của dân sở tại. Nhờ vậy chi phí chăn nuôi thấp, thịt lại đảm bảo chất lượng. Do chủ động được nguồn giống và tiêm phòng đầy đủ, đúng quy trình nên từ trước đến nay trang trại của gia đình chị Hoa chưa từng xảy ra dịch bệnh. Mô hình trang trại được đầu tư xây dựng quy củ và sạch sẽ. Vấn đề xử lý chất thải và vệ sinh luôn được chú trọng, vì vậy môi trường không bị ô nhiễm.

Mỗi năm trừ mọi chi phí, gia đinh chị thu lãi trên 150 triệu đồng. Bên cạnh việc chăn nuôi lợn, gia đình chị Hoa còn tận dụng chất thải của chăn nuôi để trồng hơn 10.000m2 các loại rau, màu cung cấp cho thị trường trong huyện. Vườn rau của gia đình chị nhờ được chăm sóc tốt nên lúc nào cũng có nguồn rau xanh cung cấp ra thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thu hoạch từ trồng rau mỗi năm cũng đạt vài chục triệu đồng.

Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, chị Nguyễn Thị Hoa luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con nông dân ở địa phương về con giống, kỹ thuật chăn nuôi để phát triển kinh tế. Mô hình kinh tế của gia đình chị luôn là điểm đến của bà con trong xã và các khu vực lân cận để học tập kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, xóa đói, giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp

Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.

23/06/2013
Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

23/06/2013
Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

23/06/2013
Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

24/06/2013
Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

24/06/2013