Măng tre Bảy Núi đầu vụ giá cao

Hàng năm cứ dịp này, măng tre Mạnh Tông ở vùng Bảy Núi (An Giang) đã vào vụ rộ, nhưng năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài nên măng tre chậm phát triển hơn 1 tháng so với mọi năm.
Hiện tại hai huyện miền núi có số lượng trồng măng lớn là Tri Tôn và Tịnh Biên đã có măng, giá bán cao gấp 5-10 lần so với vụ rộ.
Ông Trần Văn Cần, chủ vựa thu mua măng dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), cho biết: Năm nay lượng măng giảm mạnh, nhiều nơi đến đặt hàng nhưng không đủ cung ứng. Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông chỉ thu mua được khoảng 1 tấn, với giá từ 23.000 – 25.000đ/kg, giảm từ 10-15 tấn so với thời điểm năm ngoái. Thông thường măng có giá cao ở tháng đầu và sau đó giảm dần khi vào vụ, còn 2.000 -3.000đ/kg.
Anh Bùi Chí Hiếu, trồng gần 1ha măng tre Mạnh Tông ở núi Dài, thuộc xã An Hảo, cho biết: Cây tre Mạnh Tông rất dễ trồng. Sau 2 năm bắt đầu cho măng, bình quân mỗi bụi trên 4 năm tuổi cho từ 50 - 80kg/năm. Ước tính bình quân gia đình anh thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?

Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.