Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ giống gà đắt nhất thế giới

Triển vọng từ giống gà đắt nhất thế giới
Ngày đăng: 03/06/2015

Từ niềm đam mê

Một ngày cuối tháng 5, chúng tôi đến thăm trang trại gà “mặt quỷ” của anh Phan Minh Hồng (31 tuổi) ở phường Tân Bình, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong khuôn viên trại giống rộng chưa đến 100m2, những chuồng gà được xây dựng ngăn vách là nơi anh Hồng đang cho gần chục giống gà quý trong bộ sưu tập của mình nhân giống. Đáng kể nhất là giống gà “mặt quỷ” mới xuất hiện tại trang trại của anh từ hồi đầu năm nay.

Chia sẻ về chuyện bén duyên với gà “mặt quỷ” của mình, anh Hồng cho biết, do đam mê các loại gà quý có giá trị nên anh luôn tìm tòi những loại gà quý để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Cuối năm 2014, trong một lần lên internet anh được biết giống gà “mặt quỷ” có nguồn gốc từ Indonesia được nhiều người săn lùng. Sẵn có người chị đang sinh sống tại Indonesia nên cơ hội để anh đưa giống gà này về Việt Nam gặp nhiều thuận lợi. Sau khoảng 2 tháng làm các thủ tục cần thiết, thông qua cơ quan thú y trong nước và Indonesia, 14 con gà “mặt quỷ” gồm 6 con trống và 8 con mái được anh nhập về. “Khi quyết định nuôi giống gà này mỗi con gà có giá nhập 20 triệu đồng (gần 1.000 USD), gom góp số tiền gần 300 triệu đồng tôi mới đủ chi phí nhập gà về”, anh Hồng nói.

Gà “mặt quỷ” có xuất xứ từ đảo Java thuộc Indonesia, toàn bộ thân hình từ nội tạng cho tới lông cánh đều có màu đen. Theo các nhà khoa học, chất fibromelanosis trong cơ thể gà đã thúc đẩy sự phát triển của tế bào sắc tố đen. Gene tạo ra fibromelanosis là gene đột biến. Gà “mặt quỷ” được coi là vật nuôi đem lại nhiều may mắn cho gia chủ nên giống gà quý này đang được rất nhiều người trong giới sưu tầm sinh vật cảnh săn lùng. Nhiều người cũng cho rằng thịt gà Ayam Cemani giàu dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh con.

Anh Hồng chia sẻ, lúc đầu việc nuôi giống gà này chỉ là đam mê, nhưng số tiền bỏ ra để mua gần chục loại gà là không hề nhỏ. Hiện tại trại của anh có gần chục loại gà quý hiếm như: Gà khổng lồ nhập từ Anh, gà vẩy cá Nhật Bản, Hà Lan, gà lông xù Hà Lan, gà Đông Tảo…

Tiềm năng lớn

Anh Hồng cho biết, những ngày đầu nhập gà về anh rất lo lắng khi một con trống trong đàn bị chết. Nguyên nhân có thể do sống trong môi trường mới gà chưa kịp thích nghi. Với kinh nghiệm chăm sóc các loại gà trước đó, anh đã dần tập cho gà ăn, uống quen dần với cách nuôi truyền thống. Thức ăn chính cho gà thường là bắp và cám viên. Đến nay, trại của anh đã ấp nở thành công gần 100 gà “mặt quỷ” con đầu tiên và phát triển ổn định.

Theo anh Hồng, nuôi dưỡng sinh sản gà cần có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu, học hỏi. Qua tìm hiểu, ngay cả ở bản xứ việc nuôi gà ấp nở và số gà nở phát triển bình thường không phải dễ. Tỷ lệ ấp đạt và sống sót trong thời gian đầu không cao. Cụ thể, tỷ lệ ấp nở chỉ đạt từ 70 - 80% nhưng giai đoạn 2 - 3 tháng đầu tỷ lệ hao hụt chiếm đến 20 - 30%. Bù lại, giá loại gà này rất cao, một con gà “mặt quỷ” do anh cung cấp có giá đến 1,5 triệu đồng; một cặp gà “mặt quỷ” trưởng thành giá 50 triệu đồng. Còn ở thị trường châu Âu, có thời điểm một con gà “mặt quỷ” có giá lên đến 2.500 USD.

Hiện tại đã có hàng chục người đến đặt mua gà “mặt quỷ” trại gà của anh Hồng, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu đáng kể cho gia đình anh.

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Bình cho biết, đây là một giống gà mới nhập về Việt Nam và được nuôi lần đầu tiên ở phường Tân Bình. Hiện tại, do giống gà này chưa phổ biến trên thị trường nên chưa thể đánh giá chuẩn xác được hiệu quả kinh tế. Tuy vậy, qua tìm hiểu được biết gà “mặt quỷ” có giá trị trên thị trường nhiều nước nên hứa hẹn sẽ tạo ra thu nhập cao cho người chăn nuôi. Trong thời gian tới, nếu giống gà này có tiềm năng phát triển kinh tế, hội sẽ trao đổi với anh Phan Minh Hồng để từ đó hỗ trợ người dân phát triển con giống, nhân rộng mô hình nuôi, tạo điều kiện cho bà con có thu nhập ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu do kỹ thuật canh tác yếu kém Bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu do kỹ thuật canh tác yếu kém

Ngày 4-4, tại TP.Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại hồ tiêu, với sự tham gia của đại diện 7 tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận).

15/04/2015
Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ

Do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao và đến sớm so với năm 2014, trong khi một số hệ thống đê bao chưa khép kín nên nông dân, các cơ quan chức cũng gặp nhiều khó khăn trong chống đỡ. Do đó, một số diện tích lúa trong tỉnh Bến Tre đã bị thiệt hại.

15/04/2015
Bàu Bàng (Bình Dương) khánh thành nhà máy thủy sản công suất 150.000 tấn/năm Bàu Bàng (Bình Dương) khánh thành nhà máy thủy sản công suất 150.000 tấn/năm

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ khánh thành (ảnh) và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất trên 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD.

16/04/2015
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.

16/04/2015
Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu rất cao. Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Qua lấy mẫu nghêu chết, mẫu nước, mẫu bùn của 4 Hợp tác xã thủy sản ở tỉnh Bến Tre gởi Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

16/04/2015