Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ

Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ
Ngày đăng: 31/08/2013

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

Cù lao Ông Hổ - quê hương của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng - hiện có gần 6.000 hộ dân, với hơn 2/3 hộ sống bằng nông nghiệp và chuyên nghề trồng rẫy, làm vườn… Trong khi đó, đất đai sản xuất trên cù lao chưa đầy 900ha, nếu bình quân ra mỗi hộ chẳng có bao nhiêu. Đất ít, nhưng nhờ nông dân giỏi tính toán, nên thu nhập từ nghề nông ở đây rất khá

Đất hẹp cho thu nhập khá

Về cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) tận mắt xem cách nông dân làm ăn mới thấy đất đai ở đây đang ngày càng trở nên quý hiếm và giá trị vô cùng. Các loại rau ăn lá được trồng từ bờ vườn, ven mương cho đến… sân nhà. Nhiều loại cây trên cùng mặt đất, chu kỳ thu hoạch cũng luân chuyển suốt 2 mùa nắng mưa, lấy ngắn nuôi dài.

Theo bà Đặng Thị Hà - nông dân chuyên trồng rẫy ở ấp Mỹ Hiệp, nếu tính bình quân mỗi công đạt 300kg/vụ (khoảng 3 tháng) thì sản lượng rau toàn của cù lao này không phải nhỏ. “Nhờ tiêu thụ mạnh và bán được giá, bà con hăng hái trồng trọt và cố gắng chăm chút nghề nghiệp” – bà Hà nói. Với khoảng 400ha đất rẫy, trung bình mỗi ngày, nông dân cù lao Ông Hổ cung ứng về chợ trung tâm TP.Long Xuyên không dưới một chục tấn rau màu các loại.

Hiện tại, giá trị sản xuất mỗi ha đất ở cù lao Ông Hổ đạt trên 100 triệu đồng/năm, là mức thu nhập cao nhất so với các xã, phường ngoại thành của Long Xuyên. Đó là nhờ xã đã tổ chức tốt việc huấn luyện và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng các mô hình sản xuất. Đặc biệt, mô hình lập vườn cây ăn trái kết hợp trồng rau xanh và cây kiểng cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Loan - Chủ tịch Hội ND TP.Long Xuyên, nông dân cù lao Ông Hổ chịu khó học hỏi và tiến bộ nhanh, có nhiều hộ chỉ tiếp cận và xây dựng mô hình khoảng vài năm, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm từ cây kiểng kết hợp vườn cây ăn trái. “Cù lao Ông Hổ là nơi trồng cây kiểng và sản xuất đa canh mạnh nhất ở Long Xuyên” – bà Loan cho biết.

Nhiều mô hình hay

Bây giờ ở cù lao Ông Hổ phát triển mạnh mô hình “2 vụ lúa + 1 vụ màu” và “2 vụ màu + 1 vụ lúa”, thu nhập từ mỗi ha đất tăng gấp 2 – 3 lần so với trồng 3 vụ lúa đơn thuần. Nông dân Nguyễn Thanh Phong ở ấp Mỹ Long 2 kể: “Tui trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu, thu nhập hơn 156 triệu đồng/năm, chiếm trên 68% tổng thu nhập cả năm. Vả lại, trồng màu còn giúp cải tạo đất, tăng thêm độ màu mỡ, sản xuất đạt hiệu quả hơn”.

Với 20 công đất ruộng, từ chỗ sản xuất 2 – 3 vụ lúa mà thu nhập thấp, anh chuyển đổi dần sang “2 vụ lúa + 1 vụ màu”, lấy cây mè làm chủ lực, với năng suất đạt trên 120kg/vụ. Ở ấp Mỹ An 2 có nông dân Huỳnh Ngọc Diện trồng lúa và rau an toàn trên diện tích 15 công đất, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

"Chúng tôi đang phối hợp với các ngành liên quan mở nhiều hướng cho nông dân chuyển mạnh sang làm nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch”Ông Trần Văn Lắm - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hoà Hưng

Việc trồng và kinh doanh hoa kiểng ở cù lao Ông Hổ cũng đã đạt nhiều thành quả. Đây được xem là nơi xuất phát phong trào nông dân trồng hoa kiểng của tỉnh An Giang. Theo Nghệ nhân Hồ An Ghem, xã Mỹ Hòa Hưng đã hình thành được 2 câu lạc bộ hoa - cây kiểng, thu hút hàng chục hội viên và nông dân tham gia.

Nhờ chuyên cần học hỏi, ứng dụng sản xuất đa canh, mỗi năm hội viên Trần Văn Tầm (ấp Mỹ An 2) cung cấp cho thị trường khoảng 3.500 cây mai vàng, với giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/cây. “Đó là chưa kể nguồn lợi từ việc trồng rau dưới tán cây xoài, thu hoạch cá nuôi trong mương vườn...” – anh Tầm kể. Đây là mô hình xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu có hiệu quả nhất ở cù lao Ông Hổ.

Đóng góp tích cực cho phong trào trồng và kinh doanh hoa kiểng ở cù lao này còn có các ông Trần Văn Thanh, Trần Văn Hùng, Huỳnh Thế Truyền… Mỗi nghệ nhân nông dân này có doanh thu trên dưới 800 triệu đồng mỗi năm.

Chuyện nhà nông làm giàu ở cù lao Ông Hổ cũng phải nhắc đến mô hình “Du lịch nông nghiệp” do Argrentina tài trợ. Đây là điểm đầu tiên trong số 15 điểm được Hội ND An Giang chọn và tiếp tục triển khai giai đoạn II. Tổ hợp tác Du lịch nông nghiệp Mỹ An 2 (cù lao Ông Hổ) cũng đã được thành lập.

Qua tham gia mô hình này, anh Hồ Quốc Tuấn cho biết, với công vườn trồng sơ ri, xoài, mít… và 2.000m2 mương nuôi cá trắng, doanh thu hàng tháng của anh từ 15 – 20 triệu đồng. “Không chỉ có khách quốc tế đi theo tour của Hội Nông dân tỉnh tổ chức, mà khách các nơi về đây đều rất thích mô hình Du lịch nông nghiệp” – ông Châu Văn Ly- Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang – Trưởng Ban quản lý Dự án Du lịch nông nghiệp cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nông Nghiệp Đô Thị Từ Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp Đô Thị Từ Vốn Vay

Hóc Môn là một trong những huyện của TPHCM đang chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan, cây kiểng… đã có được sự thành công nhờ nguồn vốn tín dụng kịp thời.

11/08/2014
Dừa Tươi Rớt Giá Dừa Tươi Rớt Giá

Ngoài ra, anh Phạm văn Phong, chủ vựa dừa kế bên cũng cho hay: Giá dừa giảm cũng do các bạn hàng phía Bắc hạn chế mua dừa tươi vì thị trường Trung Quốc hiện chủ yếu thu mua dừa khô (loại dừa xiêm xanh, nặng trên 1 kg).

11/08/2014
Táo Vào Vụ Táo Vào Vụ

Hiện nay nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang bước vào mùa thu hoạch táo. Toàn xã có diện tích 33,2 ha táo với 35 hộ trồng, tập trung nhiều nhất là ở ấp Sa Bâu và Trà Canh B.

11/08/2014
Đường Ninh Hòa Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Đường Ninh Hòa Phát Triển Vùng Nguyên Liệu

Trong niên vụ tới, Cty đã phát triển được vùng nguyên liệu lên 13.000 ha tăng 500 ha so với vụ trước, trong đó tại Khánh Hòa có 8.800 ha, Đăk Lăk có 4.200 ha, sản lượng mía ước đạt 680.000 tấn. Diện tích mía Cty đầu tư là 10.800 ha với tổng số tiền đầu tư 223 tỷ đồng, giá trị đầu tư trồng mới 30 triệu đồng/ha và mía lưu gốc là 20 triệu đồng/ha.

11/08/2014
Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu

Cụ thể, đối với cá sấu thịt bán nguyên con để lấy da loại 7-15kg/con chỉ còn 230.000 đ/kg, giảm 50.000 -70.000 đ/kg; cá sấu con loại 1 tháng tuổi còn 200.000 đ/con, giảm 100.000 -120.000 đ/con. Còn đối với thị trường trăn lấy da XK, giá giảm từ 200.000 -220.000 đ/con, hiện trăn thịt lấy da, loại 1 năm tuổi giá giảm xuống còn 280.000 đ/kg; trăn giống 1 tuần tuổi còn 260.000 đ/con, giảm 100.000 đ.

11/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.