Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông
Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.
Quyết liều… làm ăn
Nhiều năm liền, anh Bảo làm đủ thứ nghề từ đi biển, nuôi tôm, đào bắt dông… nhưng cuộc sống cũng chẳng khá lên, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong một lần đi đào bắt dông, anh trăn trở: “Dông tự nhiên bị khai thác đến mức cạn kiệt, tại sao mình không nuôi dông để bán ra thị trường?”. Quyết tâm là làm, cuối năm 2004, anh gom hết vốn liếng dành dụm để đầu tư chuồng trại nuôi dông.
Đó chỉ là vài cái hầm xây bằng gạch, mỗi hầm cao khoảng 2,2m nửa chìm nửa nổi trên mặt đất, phía trên ốp thêm vào mép gạch một miếng tôn lợp trơn khoảng 40cm để dông không bò ra ngoài được. Con giống thì có sẵn trong tự nhiên, chỉ việc chịu khó đi đào và thu mua của người dân là có. Theo anh Bảo, việc nuôi dông dễ làm, thu nhập tương đối khá. Dông từ 8 - 12 tháng tuổi sẽ bắt đầu sinh sản, một con mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa từ 3 - 4 trứng, tỷ lệ sống đạt 80 - 90%.
Với 600m2 trại nuôi, anh Bảo thả 1.500 con giống. Năm đầu tiên (2005), anh thu lại vốn và lãi hơn 20 triệu đồng. Hiện tại, tổng diện tích nuôi dông của anh đã lên đến 4.000m2, trong trại luôn có 3 - 4 tạ dông các loại, trừ chi phí, mỗi năm anh thu về không dưới 100 triệu. “Hiện tại, tôi đang mở rộng trại nuôi theo hướng đa dạng vật nuôi như gà sao, thỏ, rắn; sắp tới nuôi thêm nhím, trăn, heo rừng”, anh tâm sự.
Nhân rộng phong trào
Từ thành công của anh Bảo, phong trào nuôi dông tại xã Cam Hải Đông bắt đầu phát triển mạnh vào giữa năm 2007, hiện toàn xã có hơn 60 hộ nuôi dông lớn nhỏ. Phần lớn trong số họ trước đây làm nghề đi biển, làm đìa tôm, kinh tế rất bâp bênh. Nay, nhờ nuôi dông, nhiều hộ đã dần ổn định và thoát nghèo.
Với mong muốn giúp đỡ các hộ dân khác, anh Bảo luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và còn cung cấp con giống cho những ai muốn theo mô hình nuôi dông. Anh còn sẵn sàng làm đại lý, thu mua để người nuôi yên tâm sản xuất.
Về mùa hè, dông bán rất chạy nên thương lái luôn khát hàng.
Theo Hội Nông dân xã Cam Hải Đông: Hiện tại, phong trào nuôi dông trong xã đang phát triển mạnh, từ 2ha năm 2005 - 2006, nay đã hơn 30ha, hộ nuôi thấp nhất cũng đạt 1.000m2, cao nhất 30.000m2. Những hộ dân đầu tư vào nuôi dông đều có kinh tế ổn định. Tuy nhiên, việc nuôi dông cần phải có quy hoạch và định hướng rõ ràng, có một tổ chức lo khâu đầu ra, nghiên cứu rõ thị trường, tránh việc người dân thấy lợi đổ xô đầu tư vào nuôi dẫn đến thị trường bão hòa.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…
"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.
WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.