Kỹ thuật trồng cây húng chanh đuổi muỗi tiện lợi
Húng chanh là loại cây thân thảo, cao khoảng 20 - 50 cm, lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn.
Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như chanh nên được gọi là húng chanh.
Kỹ thuật trồng cây húng chanh rất đơn giản và không yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ.
Húng chanh có vị chua the, mùi thơm, hăng hăng, tính ấm, thường dùng để giải cảm, sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc.
Chẳng hạn như lá tươi giã lấy nước uống với chút muối sẽ xoa dịu các cơn ho kéo dài, đặc biệt là ở trẻ nhỏ; giã lá cho vào băng gạc để đắp lên vết thương ngoài da để ngăn nhiễm trùng; lá ngâm với rượu dùng để xoa khi đau bụng...
Bên cạnh đó, mùi thơm dịu nhẹ của húng chanh còn có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
Cây húng chanh có rất nhiều lợi ích mà kỹ thuật trồng cây lại rất đơn giản
Chuẩn bị
Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to tròn, lá xanh tươi để tiến hành trồng theo phương pháp giâm cành.
Nơi trồng: Chậu kiểng, thùng gỗ, hộp xốp hay khoảng đất ở sân vườn.
Đất trồng: Húng chanh thích hợp với loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.
Ánh sáng: Với đặc tính ưa sáng, nên trồng húng chanh ở nơi nắng tốt, như vậy rau mới có mùi thơm đặc trưng.
Phân bón: Phân hữu cơ sinh học, phân lân và phân NPK cho 2 giai đoạn.
Kỹ thuật trồng cây húng chanh
Kỹ thuật trồng húng chanh không yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ.
Cày bừa đất kỹ rồi trộn phân chuồng hoai, phân lân vào đất.
Lên luống rộng 1 - 1,2 m.
Rạch hàng 40 cm, giâm cành húng chanh có chiều dài 20 - 25 cm vào rãnh, lấp đất khoảng 1/2 - 2/3 chiều dài của cành, nén đất.
Người trồng nên chú ý tưới đủ nước ấm cho cây.
Sau khi trồng khoảng 7-10 ngày sẽ tiến hành bón thúc bằng phân NPK, phân được hòa nước và tưới vào gốc cây.
Sau nửa tháng có thể bón thúc phân NPK.
Chăm sóc và thu hoạch
Sau khi trồng, thường xuyên tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng và buổi chiều.
Khi cây bén rễ thì bón thúc.
Cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì lá sẽ mọng dài, có màu xanh đậm.
Ngoài ra, sâu ăn lá rất thích rau húng chanh, vì thế nên lưu ý để tìm diệt những con sâu lúc chúng mới xuất hiện.
Sau khi trồng 20 - 30 ngày là có thể thu hoạch húng chanh.
Loại rau trồng này có thể thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ 2/3 cây (phần ngọn).
Nếu cắt cây thì chừa phần gốc khoảng 5 - 7 cm để trồng tiếp.
Có thể bạn quan tâm
Đời sống kinh tế - xã hội của xã Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm (năm 2011 là 25,28%, đầu năm 2012 là 22,18%, phấn đấu năm 2013 còn khoảng 18%). Mặc dù hiện tại, gần 80% số hộ gia đình ở Hoành Mô có mức sống từ trung bình trở lên nhưng công tác giảm nghèo vẫn luôn được xã chú trọng, coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Xã đã đưa nhiều mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất. Trong đó mô hình nuôi gà Tiên Yên của ông Phan Ngọc Sinh, thôn Đông Thành, xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) là một ví dụ điển hình.
Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.
Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.
Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.
Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.