Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Vỗ Béo

Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Vỗ Béo
Ngày đăng: 30/06/2012

Trong câu chuyện thoát nghèo và đi lên làm giàu, những người nông dân ở thôn Chư Cúc, xã Ea K'mút (Ea Kar - Đắk Lắk) rất tự hào khi nói về nghề nuôi bò vỗ béo.

Không ai có thể nhớ chính xác nghề nuôi bò vỗ béo ở huyện Ea Kar có từ bao giờ, nhưng với ông Ngô Văn Vĩnh, nghề nuôi bò vỗ béo đã gắn bó với gia đình ông suốt 16 năm qua. Nhiều năm sống bằng nghề làm ruộng, làm rẫy, thấy bà con lối xóm nuôi bò vỗ béo không chỉ xóa được nghèo, mà còn có đời sống khá giả, gia đình ông đã đầu tư chuồng trại và mua 9 con bò gầy về nuôi, với giá bình quân 13 triệu đồng/con. Và bây giờ gia đình ông Vĩnh chẳng làm nghề gì khác ngoài cái nghề nuôi bò vỗ béo và nghề này đã nuôi sống cả nhà. Hiện nay, bình quân mỗi năm gia đình ông nuôi 3 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 7 con bò. Để nuôi bò vỗ béo, gia đình ông Vĩnh chỉ trồng 2.500 m2 cỏ Ghine - giống cỏ cho năng suất từ 400 đến 500 tấn/ha/năm. Việc chăm sóc bò gầy thành bò béo không tốn nhiều công sức như nuôi các con vật khác, nhưng giải quyết được việc làm cho người lao động, thu được lợi nhuận khá. Thôn Chư Cúc hiện đã có hơn 70 gia đình nông dân sống bằng nghề nuôi bò vỗ béo và không còn gia đình nào thuộc diện nghèo.

Để nghề chăn nuôi bò phát triển, từ năm 2009, huyện Ea Kar đã thành lập Hội Chăn nuôi bò và đến nay đã có 106 thành viên tham gia. Các hội viên sẵn sàng giúp nhau, hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật, trao đổi, chia sẻ với nhau kinh nghiệm chăn nuôi bò, vỗ béo bò và tiêu thụ bò ra thị trường. 

Những thành viên của hội ở 6 xã, gồm Ea K'mut, Ea Đar, Xuân Phú, Ea Ô, Ea Pal và Cư Ni đã liên kết với Công ty TNHH Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) thành lập Liên minh Chăn nuôi bò thịt bền vững (thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp ACP - Dak Lak). 

Tham gia liên minh này, các hộ chăn nuôi bò sẽ được doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ hiện đại, bao tiêu sản phẩm bò sống để chế biến và cung cấp ra thị trường sản phẩm thịt bò an toàn mang thương hiệu “Bò thịt Ea Kar”, giúp sản phẩm của liên minh tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo những nông dân nuôi bò vỗ béo có tiếng và đã có đời sống khá ở thôn Chư Cúc như ông Nguyễn Văn Thu, ông Nguyễn Đăng Cường... thì bình quân mỗi năm, một lao động có thể nuôi được khoảng 30 con bò vỗ béo. 

Vì nuôi bò vỗ béo là nuôi bằng phương pháp nhốt chuồng, nên để thường xuyên chăn nuôi 10 con bò bằng phương pháp vỗ béo, người nuôi phải có ít nhất 2.000 m2 đất để trồng cỏ làm nguồn thức ăn chính cho bò. Ngoài ra, còn phải đầu tư cho bò ăn thêm các phụ phẩm khác như: cám gạo, cám ngô, hay bột sắn và cả mật mía... Giống bò để nuôi vỗ béo phải là giống bò lai, bò siêu thịt được mua về, có trọng lượng từ 170 kg đến 200 kg/con, 

không có bệnh tật, để sau thời gian chăm sóc từ 3 - 6 tháng là có thể bán được. Ở thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, bình quân một con bò nuôi vỗ béo sẽ cho lợi nhuận từ 400 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Ông Nguyễn Đăng Cường, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăn nuôi bò thôn Chư Cúc cho biết thêm: Chỉ trong vòng 10 tháng năm 2011, nhờ nuôi bò vỗ béo mà ông đã có lãi ròng 75 triệu đồng, còn ông Đặng Trần Trụi cũng thu được khoảng 60 triệu đồng. Đến nay, 106 hội viên Hội Chăn nuôi bò ở huyện Ea Kar, trong đó có 15 hộ thuộc Câu lạc bộ chăn nuôi bò thôn Chư Cúc, không ai còn thuộc diện nghèo, nhiều hộ đã giàu lên trông thấy.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Kar cho biết: toàn huyện có hơn 20.000 con bò, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm trên 70%. Để chăn nuôi bò phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân, huyện Ea Kar đang hoàn chỉnh quy hoạch về chăn nuôi, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến phương pháp chăn nuôi bò thâm canh, như chăn nuôi bò vỗ béo. Đây là phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao khi mà diện tích đồng cỏ tự nhiên ở huyện ngày nay đã bị thu hẹp bởi những mục đích khác. Thay vào đó, nông dân trong huyện đã trồng khoảng 1.000 ha cỏ giống Ghine, VA06, Paspalum, Briratha, Stylo 184, keo dậu, Anh đào cho năng suất và sản lượng cao, nhằm chủ động nguồn thức ăn chính cho bò.

Có thể bạn quan tâm

Cho Chanh Ra Trái Nghịch Mùa Cho Chanh Ra Trái Nghịch Mùa

Do thu họach rộ nên giá chanh rất rẻ, có khi chỉ 500-600 đ/kg. Trong khi vào dịp Tết Nguyên đán, Nam bộ khô nóng, nhu cầu nước giải khát rất nhiều mà chanh lại ít, lúc này giá chanh rất cao (7-8.000 đ/kg, có năm 12-13.000 đ/kg).

17/05/2012
3 Địa Phương Còn Dịch Lợn Tai Xanh 3 Địa Phương Còn Dịch Lợn Tai Xanh

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

22/07/2012
Hiệu Quả Từ Việc Trồng Xen Canh Cây Ngắn Ngày Với Rừng Mới Trồng Hiệu Quả Từ Việc Trồng Xen Canh Cây Ngắn Ngày Với Rừng Mới Trồng

Nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc trồng xen canh cây màu với rừng trồng 1 - 2 năm tuổi nên trong những năm qua, nhiều hộ gia đình tại Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã mở rộng hình thức canh tác này. Trong đó lớn nhất là tại các xã phía nam của huyện như: Lãng Ngâm, Trung Hoà, thị trấn Nà Phặc, Hương Nê…

27/06/2012
Chăn Nuôi Xanh Chăn Nuôi Xanh

Đây là những quả trứng của những gà mái được nuôi chăn thả tự do trên đồng cỏ, ăn thức ăn hạt sản xuất tại địa phương và sử dụng năng lượng của mặt trời và gió thay cho năng lượng hoá thạch trong toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của trại nuôi gà.

17/05/2012
"Bí Kíp" Xây Dựng Vùng An Toàn Dịch Bệnh

Trước bối cảnh cả 3 dịch bệnh nguy hiểm: LMLM, cúm gia cầm và tai xanh đồng loạt xuất hiện, việc TP HCM xây dựng thành công nhiều vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm làm “bức tường lửa” đang trở thành mô hình điểm cho các địa phương khác học làm theo.

01/03/2012