Làm Giá Đỗ, Lãi Gần 2 Triệu Đồng/ngày
Anh Nguyễn Pho (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho biết, ngày đầu lập nghiệp làm giá đỗ chỉ với bàn tay trắng, anh tìm tòi học cách làm.
Học xong, anh vận dụng kiến thức và mạnh dạn vay vốn làm thử 10 bi (ống) giá đỗ. Thấy giá đỗ tiêu thụ mạnh, anh đã đầu tư làm thêm, đến nay có 30 bi giá đỗ sạch, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động.
Hiện mỗi ngày anh Pho xuất bán ra chợ khoảng 300kg giá đỗ, với giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng. Mỗi bi cho ra thành phẩm từ 30 – 35kg, chi phí đầu tư gần 150.000 đồng/bi, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch gần 6 ngày.
Anh Pho cho biết, quan trọng nhất là chọn giống tốt, cát sạch, nguồn nước sạch, không dùng các chất kích thích trong khi ngâm và tưới.
Nguồn giá sạch anh cung cấp quanh năm cho các đầu mối trên địa bàn, nhu cầu tiêu thụ khá mạnh nên anh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này. Các năm trước đây, giá bán chỉ dao động 5.000 – 6.000 đồng/kg, riêng năm nay giá 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Hiệp cho hay, sản xuất giá đỗ có đầu ra ổn định, chi phí đầu tư thấp.
Thời gian qua Hội Nông dân phường đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn làm rau mầm cho 35 học viên, đồng thời phối hợp ngân hàng cho các hộ vay vốn để đầu tư làm giá đỗ sạch. Nghề làm giá sạch đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, với thu nhập ổn định.
Theo thống kê của Hội Nông dân phường Ninh Hiệp, nghề làm giá ban đầu chỉ có khoảng 6- 7 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nay đã có trên 11 hộ chuyên làm giá sạch trong bi.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 15/8, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị đầu bờ Khóa đào tạo giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau cho 30 học viên là các cán bộ BVTV của 6 huyện trên địa bàn TP.
Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…
Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.
Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.
Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…