Làm Giá Đỗ, Lãi Gần 2 Triệu Đồng/ngày

Anh Nguyễn Pho (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho biết, ngày đầu lập nghiệp làm giá đỗ chỉ với bàn tay trắng, anh tìm tòi học cách làm.
Học xong, anh vận dụng kiến thức và mạnh dạn vay vốn làm thử 10 bi (ống) giá đỗ. Thấy giá đỗ tiêu thụ mạnh, anh đã đầu tư làm thêm, đến nay có 30 bi giá đỗ sạch, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động.
Hiện mỗi ngày anh Pho xuất bán ra chợ khoảng 300kg giá đỗ, với giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng. Mỗi bi cho ra thành phẩm từ 30 – 35kg, chi phí đầu tư gần 150.000 đồng/bi, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch gần 6 ngày.
Anh Pho cho biết, quan trọng nhất là chọn giống tốt, cát sạch, nguồn nước sạch, không dùng các chất kích thích trong khi ngâm và tưới.
Nguồn giá sạch anh cung cấp quanh năm cho các đầu mối trên địa bàn, nhu cầu tiêu thụ khá mạnh nên anh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này. Các năm trước đây, giá bán chỉ dao động 5.000 – 6.000 đồng/kg, riêng năm nay giá 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Hiệp cho hay, sản xuất giá đỗ có đầu ra ổn định, chi phí đầu tư thấp.
Thời gian qua Hội Nông dân phường đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn làm rau mầm cho 35 học viên, đồng thời phối hợp ngân hàng cho các hộ vay vốn để đầu tư làm giá đỗ sạch. Nghề làm giá sạch đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, với thu nhập ổn định.
Theo thống kê của Hội Nông dân phường Ninh Hiệp, nghề làm giá ban đầu chỉ có khoảng 6- 7 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nay đã có trên 11 hộ chuyên làm giá sạch trong bi.
Related news

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Để đáp ứng nhu cầu giống lúa phục vụ sản xuất, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tích cực đưa vào khảo nghiệm nhiều giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt. Kết quả đã xác nhận thêm 3 giống lúa có chất lượng là Hoa ưu 109, PC6 và AQ6.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, do thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường đã tạo môi trường cho rệp sáp phát triển gây hại trên cây cà phê ở một số địa phương như Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô…Trong đó, tại các huyện Chư Jút, Krông Nô, rệp sáp đã xuất hiện trong vườn cà phê với tỷ lệ từ 3-5%/1 cành.

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí của khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên theo quy tắc 4C (bộ quy tắc chung của cộng đồng cà phê quốc tế).