Lâm Đồng tiếp tục triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê

Theo đó, Sở NN-PTNT cần khẩn trương tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách các tổ chức và cá nhân thực hiện tái canh cà phê theo đề án tái canh cà phê Tây Nguyên; hướng dẫn và chỉ đạo việc tái canh theo đúng quy hoạch, kế hoạch và quy trình kỹ thuật...
Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Lâm Đồng chỉ đạo hệ thống ngân hàng tiếp tục rà soát, hoàn thiện thủ tục, quy trình cho vay tái canh cà phê trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho DN, người trồng cà phê tiếp cận chính sách này dễ dàng, thuận lợi nhất.
Dự kiến, trong tổng diện tích gần 142.000 ha cà phê hiện có của Lâm Đồng, diện tích cần tái canh trong giai đoạn từ 2013 - 2020 gần 23.000 ha với tổng nguồn vốn hơn 4.400 tỷ đồng. Từ 2013 đến nay, Lâm Đồng đã thực hiện tái canh được khoảng 15.000 ha.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng hàng trăm hộ dân ở Cà Mau triển khai kế hoạch nuôi cá sấu với hy vọng đây sẽ là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt nuôi cá sấu, vì đây là vật nuôi không an toàn và đang trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ.

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

Các hộ nuôi dê ở làng Tao Chor A (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cho biết, so với các vật nuôi khác như heo, bò, gà,… thì nuôi dê đem lại nguồn lợi lớn hơn mặc dù vốn đầu tư cho con giống và chuồng trại khá cao, từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/cặp giống bố mẹ.

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án phát triển đàn lợn nái móng cái thuần trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015, huyện Bạch Thông đang nỗ lực triển khai nhằm chủ động về con giống phục vụ chăn nuôi, phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn lợn thịt. Sau hai năm thực hiện đề án bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Những năm gần đây ở Thanh Hóa, cùng với việc thực hiện đưa cơ giới hóa, mở rộng diện tích mía, cơ cấu giống được bố trí hợp lý, nhiều giống mới năng suất, trữ lượng đường cao được đưa vào sản xuất, nên năng suất tại các vùng mía thâm canh ngày càng tăng.