Lâm Đồng tiếp tục triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê
Theo đó, Sở NN-PTNT cần khẩn trương tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách các tổ chức và cá nhân thực hiện tái canh cà phê theo đề án tái canh cà phê Tây Nguyên; hướng dẫn và chỉ đạo việc tái canh theo đúng quy hoạch, kế hoạch và quy trình kỹ thuật...
Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Lâm Đồng chỉ đạo hệ thống ngân hàng tiếp tục rà soát, hoàn thiện thủ tục, quy trình cho vay tái canh cà phê trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho DN, người trồng cà phê tiếp cận chính sách này dễ dàng, thuận lợi nhất.
Dự kiến, trong tổng diện tích gần 142.000 ha cà phê hiện có của Lâm Đồng, diện tích cần tái canh trong giai đoạn từ 2013 - 2020 gần 23.000 ha với tổng nguồn vốn hơn 4.400 tỷ đồng. Từ 2013 đến nay, Lâm Đồng đã thực hiện tái canh được khoảng 15.000 ha.
Related news
Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.
Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.
Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.
Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.