Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.
Trao đổi về việc này, ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Tây Ninh cho biết chưa nắm thông tin vụ việc. “Tình trạng lồng bè cá thỉnh thoảng lại xuất hiện trong hồ Dầu Tiếng, trên địa phận tỉnh Bình Dương là có. Khoảng hơn hai năm trước cũng xuất hiện nhiều lồng bè nuôi cá nhưng chúng tôi xử lý kịp thời, kiên quyết nên các chủ lồng bè phải tháo dỡ, đem ra khỏi hồ”, ông Khải nói.
Trước thông tin do phóng viên cung cấp, ông Khải cho biết Chi cục Thuỷ sản sẽ sớm kiểm tra. Nếu đúng là lồng bè nuôi cá thì sẽ buộc người nuôi tháo dỡ, di dời ra khỏi hồ nước.
Năm 2010, hồ Dầu Tiếng suýt “tái bùng phát” tình trạng nuôi cá bè khi có trên 100 lồng cá điêu hồng, cá lăng, cá lóc bông thả nuôi ở địa phận tỉnh Bình Dương, hầu hết các ngư dân nuôi cá bè là người Tây Ninh sang. Phải mất hơn 1 năm sau, tình trạng này mới được xử lý dứt điểm.
Việc nuôi cá bè để lại hậu quả ô nhiễm nguồn nước hồ, do lượng thức ăn cho cá ăn dư thừa thải xuống. Đây là nguồn nước đang phục vụ các nhà máy nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Tây Ninh.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.