Lại phá sen trồng lúa
Đó là thông tin mới được ông Nguyễn Văn Thanh, phó phòng kinh tế tổng hợp Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ với chúng tôi.
Theo số liệu của Phòng NN&PTNN huyện Tháp Mười, hiện toàn huyện chỉ còn 81ha sen, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Hòa với diện tích 78ha.
“Nguyên nhân khiến diện tích sen giảm do giá cả các sản phẩm khai thác từ sen không ổn định và thời gian gần đây sen xuất hiện các bệnh như thối ngó, thối lá và bọ trĩ, làm giảm năng suất khiến một số hộ trồng sen ở các vụ trước đã chuyển đổi sang trồng lúa” - ông Thanh nói.
Ghi nhận tại vùng trồng sen xã Mỹ Hòa, hiện giá gương sen mua tại ruộng chỉ dao động quanh mức 12.000 - 15.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015.
Bà Trần Thị Út Em, trồng hơn 3 công (3.000m2) sen tại xã Mỹ Hòa, cho biết: “Thấy giá sen có lúc lên tới 40.000 đồng/kg nên tui cùng mấy hộ xung quanh chuyển diện tích trồng lúa của gia đình sang trồng sen kiếm lời. Nay giá sen tuột dốc thê thảm, ai cũng mạnh dạn rủ nhau phá sen quay lại mần lúa”.
Có thể bạn quan tâm
Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.
Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.
Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.
Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).