Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng
Hiện nay, trong hồ Dầu Tiếng lại tái diễn cảnh một số người dân thả vịt vào chăn nuôi.
Nếu không sớm ngăn chặn, sẽ có nhiều người khác "bắt chước" nuôi vịt trong hồ Dầu Tiếng.
Chiều 17.1.2015, trên bờ hồ Dầu Tiếng, đoạn gần cống kênh Đông có hai bầy vịt con, mỗi bầy ước tính có khoảng 2.000 con đang được người dân chăn nuôi trên những bãi đất bán ngập trong hồ.
Cạnh đó, một người khác đang quây những mành lưới thành khung hình chữ nhật rộng lớn để chuẩn bị thả vịt con vào nuôi.
Trước đó, Báo Tây Ninh đã có lần phản ánh tình trạng nuôi vịt trong hồ Dầu Tiếng. Sau khi báo phát hành, lực lượng chức năng buộc những người dân ở đây phải ngưng chăn nuôi vịt trong hồ.
Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.
Mùa tôm mới 2014 ở Cầu Ngang, Duyên Hải… Trà Vinh đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy mới đầu vụ nhưng giá tôm giảm mạnh, 1 tấn tôm thẻ chân trắng nông dân mất lãi từ 30 đến 50 triệu đồng.
Những ngày qua, câu chuyện giá tôm đang trở thành vấn đề “nóng” đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp (NTCN), bởi giá tôm “rớt” từ 156.000 đồng/kg nay chỉ còn 92.000-95.000 đồng/kg. Đó là vấn đề làm cho người nuôi tôm đứng ngồi không yên khi ao tôm đã vào cỡ thu hoạch, môi trường thì ngày càng ô nhiễm.
Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.
Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.