Lãi Lớn Từ Bò Sữa
Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.
Năm 1995, khi đó chương trình quốc gia về nuôi bò sữa được triển khai ở huyện Củ Chi, anh Vũ gom góp vốn của gia đình mua được 2 con bò mẹ về nuôi. Không lâu sau, bò mẹ đẻ cho anh 2 chú bê con. “Ngày đó, lần đầu tiên tôi nuôi bò sữa nên gặp không ít khó khăn, từ khâu vắt sữa sao cho được nhiều sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò, kế đến cách phòng bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn....
Để có kiến thức, anh mua tài liệu hướng dẫn nuôi bò sữa về đọc, đồng thời tìm những người chăn nuôi bò giỏi ở Hóc Môn, Bình Dương và đặc biệt là đến các gia đình nông dân chăm nuôi bò lớn trong huyện Củ Chi để học hỏi kinh nghiệm và phát triển đàn bò.
Sau hơn 15 năm, hiện anh Vũ có 50 con bò sữa, trong đó 2/3 đang cho sữa. Năng suất sữa đàn bò khá cao, khoảng hơn 4.500 lít/con/chu kỳ. Theo giá thu mua hiện tại của các công ty sữa (trên dưới 11.000 đồng/kg), trừ hết chi phí, trung bình mỗi tháng anh bỏ túi 30 triệu đồng. Trang trại của anh Vũ đã trở thành một trong những trang trại nuôi bò sữa điển hình ở TP. Hồ Chí Minh. Gần như toàn bộ việc nuôi bò từ khâu cho ăn, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại và vắt sữa đều được cơ giới hoá, đặc biệt là hệ thống vắt sữa hoàn toàn bằng máy móc, vừa đảm vệ sinh vừa tăng thêm lượng sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò.
Không chỉ đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò sữa có hiệu quả, anh Vũ còn thường xuyên giúp đỡ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho bà con địa phương. Hiện anh đã giúp được 1 hộ thoát nghèo và đỡ đầu 5 hộ khác vươn lên. 5 năm liền (từ 2007 - 2011), anh Vũ được công nhận là hộ ND SXKD giỏi cấp thành phố. Năm 2010, anh được công nhận là “Người nông dân tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Anh Vũ là 1 trong 5 ND SXKD giỏi tiêu biểu của TP. HCM được về Hà Nội dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV vào tháng 5 tới.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt số trang trại, gia trại chăn nuôi sản xuất quy mô ngày càng tăng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được người dân quan tâm ứng dụng.
Vừa qua, tại UBND xã Dậu Dương, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành tổ chức hội nghị tổng kết, tham quan đầu bờ mô hình trình diễn giống lúa lai GS55, GS19, được thực hiện trên đất 2 lúa thuộc khu 7, xã Dậu Dương.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của nông dân thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển rộng khắp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Thời tiết đang ngày càng khó đoán, nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng giá, điệp khúc được mùa mất giá tái diễn… khiến nông dân sản xuất rau màu thêm khó khăn. Tại vựa rau Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc), nơi được xem là có điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất rau màu cũng gặp cảnh khó khăn.
Cấy lúa kém hiệu quả khiến nhiều nông dân Hải Dương chán ruộng, bỏ ruộng rồi bán ruộng với mức giá nhiều khi 1m2 chỉ ngang 1 bát phở.