Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn

Những diện tích chè trên đất bằng bị chết nhiều hơn chè đồi do chịu nhiệt cao hơn từ mặt trời. Trong đó nhiều diện tích chè đang kinh doanh bị chết hẳn. Đây là tổn thất lớn đối với người dân sống bằng thu nhập cây chè bởi 1 ha chè bình quân thu nhập một tháng từ 9 -10 triệu đồng. Hiện bà con các xã đã nhổ bỏ gốc chè chết, cải tạo lại đất, đặc biệt là nhiều hộ nông dân Cẩm Sơn đã chuẩn bị các vườn chè giống mới để “ lấp đầy” các diện tích chè bị chết.
Đợt hạn vừa qua Cẩm Sơn đã bị thiệt hại gần 50 ha chè. Vượt lên khó khăn, nông dân thôn Cẩm Thắng, xã Cẩm Sơn đã ươm chè giống chuẩn bị phục vụ trồng lại cho diện tích chè bị chết của xã.
Vườn ươm chè giống của Chị Hiền ở thôn 1.5 Cẩm Sơn với 40 vạn bầu chè.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn thì ươm chè giống mất 10 tháng, khoảng tới tháng 2 mới có chè giống xuất bán. Với hơn 250 ha, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của xã Cẩm Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên kinh tế nhiều hộ nông dân ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trở nên khá hơn.

Sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận; là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của trái cây Bình Thuận.

Với sự vào cuộc quyết liệt từ UBND tỉnh Bình Thuận đến các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương, đến giữa tháng 11 toàn tỉnh chỉ còn 5.359 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu.

Với diện tích mặt bằng chưa đầy 100m2, ông Trương Ngọc Xuân, tổ dân phố số 4, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vẫn có lãi hơn 200 triệu đồng/năm từ trồng hoa lan. Điều thú vị là vị trí của vườn lan trồng trên ao nuôi cá.

Huyện Bến Lức (Long An) một thời nổi danh với cây dứa. Những năm gần đây, người dân nơi đây chuyển sang trồng chanh không hạt và ngày càng SX hiệu quả, chất lượng.