Lãi Lớn Từ Bò Sữa
Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.
Năm 1995, khi đó chương trình quốc gia về nuôi bò sữa được triển khai ở huyện Củ Chi, anh Vũ gom góp vốn của gia đình mua được 2 con bò mẹ về nuôi. Không lâu sau, bò mẹ đẻ cho anh 2 chú bê con. “Ngày đó, lần đầu tiên tôi nuôi bò sữa nên gặp không ít khó khăn, từ khâu vắt sữa sao cho được nhiều sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò, kế đến cách phòng bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn....
Để có kiến thức, anh mua tài liệu hướng dẫn nuôi bò sữa về đọc, đồng thời tìm những người chăn nuôi bò giỏi ở Hóc Môn, Bình Dương và đặc biệt là đến các gia đình nông dân chăm nuôi bò lớn trong huyện Củ Chi để học hỏi kinh nghiệm và phát triển đàn bò.
Sau hơn 15 năm, hiện anh Vũ có 50 con bò sữa, trong đó 2/3 đang cho sữa. Năng suất sữa đàn bò khá cao, khoảng hơn 4.500 lít/con/chu kỳ. Theo giá thu mua hiện tại của các công ty sữa (trên dưới 11.000 đồng/kg), trừ hết chi phí, trung bình mỗi tháng anh bỏ túi 30 triệu đồng. Trang trại của anh Vũ đã trở thành một trong những trang trại nuôi bò sữa điển hình ở TP. Hồ Chí Minh. Gần như toàn bộ việc nuôi bò từ khâu cho ăn, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại và vắt sữa đều được cơ giới hoá, đặc biệt là hệ thống vắt sữa hoàn toàn bằng máy móc, vừa đảm vệ sinh vừa tăng thêm lượng sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò.
Không chỉ đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò sữa có hiệu quả, anh Vũ còn thường xuyên giúp đỡ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho bà con địa phương. Hiện anh đã giúp được 1 hộ thoát nghèo và đỡ đầu 5 hộ khác vươn lên. 5 năm liền (từ 2007 - 2011), anh Vũ được công nhận là hộ ND SXKD giỏi cấp thành phố. Năm 2010, anh được công nhận là “Người nông dân tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Anh Vũ là 1 trong 5 ND SXKD giỏi tiêu biểu của TP. HCM được về Hà Nội dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV vào tháng 5 tới.
Related news
Từ đầu tháng 10 đến nay, giá nho đỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang giảm mạnh. Thu nhập bị giảm sút, nhiều hộ nông dân trồng nho đang loay hoay “tính kế” phá nho đỏ để trồng các loại cây ngắn ngày... đơn cử tại xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn).
Ngày 16.10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị công bố kết quả bình tuyển và trao giấy chứng nhận cho các hộ có cây nhãn đầu dòng. Nhãn đầu dòng được bình tuyển gồm 3 loại: Nhãn chín sớm, nhãn chín chính vụ và nhãn chín muộn.
Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.