Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi kép từ trồng ngô ủ ướp

Lãi kép từ trồng ngô ủ ướp
Ngày đăng: 07/07/2015

Toàn xã hiện có hơn 300 ha đất ruộng, phân bố ở các thung lũng bằng phẳng, giao thông thuận tiện nhưng chỉ trồng được một vụ lúa và bỏ không từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau, do không có nước cấy lúa vụ chiêm xuân và thời tiết mùa đông khá khắc nghiệt. Những năm gần đây, do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu và các gia đình chăn nuôi bò sữa khá lớn đã tạo cơ hội cho bà con có thêm thu nhập từ trồng ngô ngoài phương pháp truyền thống. Trồng ngô làm thức ăn ủ ướp giúp rút ngắn thời gian thu hoạch từ trên 6 tháng xuống còn 5 tháng. Khi cây ngô đến giai đoạn trổ bắp, ra hạt là có thể chặt bán cả cây, sau đó được máy nghiền nát và chở về các hầm chứa ủ làm thức ăn dự trữ cho bò sữa vào mùa đông khi khan hiếm cỏ.

Ông Tặng Văn Son, bản Phiêng Đón chia sẻ: Gia đình tôi có 5.000m2 đất ruộng, trước đây, thu hoạch lúa xong là bỏ không hoặc chăn thả gia súc. Từ năm 2013, gia đình tôi bắt đầu trồng ngô để bán ngô cây cho các gia đình có nhu cầu mua làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa. Cứ sau vụ lúa mùa thì cày ải rồi trồng ngô từ tháng 1 đến đầu tháng 6 khi ngô ra bắp đều là có thể chặt bán. Sau vụ ngô thì vừa kịp bước vào vụ cấy lúa mùa. Năm nay, gia đình tôi thu được hơn 10 triệu đồng từ việc bán ngô cây, không chỉ đủ mua phân bón, lúa giống mà còn dư để chi tiêu trong gia đình.

Không chỉ gia đình ông Son, các gia đình khác ở bản Co Phay, Phiêng Đón, Nà Pháy, Nà... cũng trồng ngô trên ruộng một vụ để bán ngô cây. Hầu hết diện tích ruộng nước đều ở gần nhà nên bà con có thể tranh thủ mọi lúc để trồng và chăm sóc ngô sau những lúc gieo trồng trên nương. Bên cạnh đó, trồng ngô ủ ướp không tốn nhiều thời gian chăm sóc, do ngô được trồng để lấy thân nên có mật độ trồng dày hơn gấp 2, 3 lần so với ngô trồng lấy bắp, hạn chế cỏ dại. Ông Đặng Văn Su, Trưởng bản Co Phay cho biết thêm: Cả bản có 15ha ruộng thì có đến hơn 80% số hộ trong bản trồng ngô vào vụ đông xuân để bán ngô cây. Bà con thường trồng đồng loạt cùng một thời điểm để thu hoạch cùng một lúc, tiện lợi cho cả người thu mua. Các hộ chủ yếu sử dụng hình thức bán khoán cả cánh đồng ngô cho các xe tải đến thu mua nên tiết kiệm được công lao động và chi phí thu hoạch. Trung bình, cứ 1.000 m2 đất ruộng trồng được 2 - 3kg ngô giống, thu được khoảng 4 - 5 tấn ngô cây. Với giá bán 800 - 1.000 đồng/kg ngô cây, mỗi gia đình cũng có thêm khoản thu nhập 5 - 15 triệu đồng/vụ tùy diện tích ruộng.

Như vậy, cùng một diện tích đất, nếu như trước đây chỉ trồng một vụ lúa thì nay bà con xã Tân Lập có thêm một khoản khu nhập từ trồng ngô cây bán làm thức ăn ủ ướp. Khoản thu này đã giúp bà con giải quyết được những khó khăn trước mắt, vừa không phải mua chịu phân bón, giống lúa, thuê máy bừa ruộng, vừa đáp ứng phần nào chi tiêu sinh hoạt cho gia đình trong thời điểm giáp hạt. Hiện nay, bà con xã Tân Lập không chỉ tận dụng đất ruộng một vụ để trồng ngô ủ ướp mà còn sử dụng cách làm này đối với những diện tích đất nương khác có địa hình tương đối bằng phẳng. Do thời gian cho thu hoạch rút ngắn nên bà con trồng thành 2 vụ ngô ủ ướp thay cho việc chỉ trồng được một vụ ngô để thu bắp, lãi một vụ ngô ủ ướp lại cao gấp đôi vụ ngô trồng lấy bắp, đầu ra ổn định nên bà con rất phấn khởi. Tận dụng tốt mọi cơ hội để tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng diện tích đất là cách làm sáng tạo, đã và đang giúp bà con xã Tân Lập có cuộc sống ngày càng ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Thăng Trầm Nghề Nuôi Trăn Đất Ở Hậu Giang Thăng Trầm Nghề Nuôi Trăn Đất Ở Hậu Giang

Nghề nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên thời gian gần đây người dân gặp khó khăn do đầu ra thiếu bền vững.

28/02/2014
Nông Dân Quay Lưng Với Mía Nông Dân Quay Lưng Với Mía

Lối thoát nào cho ngành mía đường trước ngưỡng cửa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2015 đang là dấu hỏi lớn trước những yếu kém của ngành mía đường hiện nay. Mở đầu loạt phóng sự về ngành mía đường là câu chuyện về đời sống của nông dân sau hơn 20 năm gắn bó với cây mía và các nhà máy đường ở ĐBSCL.

28/02/2014
1.000 Ha Cam Sành Bị Bệnh Vàng Đầu 1.000 Ha Cam Sành Bị Bệnh Vàng Đầu

Phần lớn diện tích cam bị nhiễm bệnh vàng đầu ở giai đoạn 1-2 năm tuổi. Theo nhận định của ngành bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh vàng đầu là biến thể của bệnh vàng lá thối rễ vì phần lớn các diện tích này trồng mới nhưng nâng liếp không cao làm nước đọng ở bộ rễ không thoát được.

28/02/2014
Đến Lượt Phân Kali Bị Làm Rởm Đến Lượt Phân Kali Bị Làm Rởm

Trong lúc cơ quan chức năng đang làm rõ vụ sản xuất phân NPK Đầu Trâu bị làm giả trên nhiều địa bàn (NTNN đã phản ánh), thì mới đây, bà con nông dân lại “cầu cứu” về việc phân Kali Nitrate nghi làm giả, kém chất lượng…

28/02/2014
Hơn 600ha Lúa Nguy Cơ Thiếu Nước Ở Lào Cai Hơn 600ha Lúa Nguy Cơ Thiếu Nước Ở Lào Cai

Bà Cao Thị Hòa Bình - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Lào Cai) cho biết: Vụ xuân 2014, Lào Cai có kế hoạch gieo cấy 9.750ha lúa.

28/02/2014