Trái cây vào mùa, được giá
Một số loại trái cây đặc sản ở khu vực Lái Thiêu (TX.Thuận An) như sầu riêng có giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, bòn bon từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, dâu 20.000 - 30.000 đồng/kg, măng cụt 70.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại.
Chị Bùi Thị Kim Phượng, chủ sạp trái cây ở phường Lái Thiêu, TX.Thuận An cho biết, mới đầu mùa nên giá trái cây các loại khá cao, lượng khách đến mua cũng khá đông. Trái cây ở Lái Thiêu được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn do bảo đảm chất lượng, có vị ngon ngọt hơn so với trái cây ở một số vùng khác.
Hiện nay, vườn cây ăn trái Lái Thiêu có diện tích gần 1.300 ha, trong đó diện tích vườn măng cụt trên 660 ha. Ông Lê Quốc Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hưng Định, TX.Thuận An cho biết, năm nay nắng nóng kéo dài nên một số loại trái cây như bòn bon, măng cụt vào mùa chậm hơn, nhưng bù lại bán được giá cao so với cùng kỳ các năm trước; năng suất vườn cây cũng ổn định. Nhiều nhà vườn phấn khởi vì trái cây năm nay bán được giá.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi dư luận vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc một số loại hoa quả tẩm thuốc bảo quản để một thời gian dài không hỏng, việc mua bán các loại hóa chất này vẫn diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan quản lý. Những loại hóa chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, báo cáo tình hình KT – XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 đã và đang có những dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong năm 2015.
Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.
Với ngư dân, bao đời nay biển cả là chốn mưu sinh. Biển yên, gió lặng thì ra khơi buông câu, thả lưới. Mùa biển động thì bãi triều chính là nơi tạo nguồn sống. Thời điểm này đang là mùa của dời biển, sò giá (loại dùng để làm thức ăn cho tôm giống, tôm hùm); chỉ trong nửa ngày đi đào người dân đã kiếm được tiền triệu.