Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ
Năm 2009, tận dụng mảnh đất vườn rộng hơn 23.000m2, bà Lê Thị Quà (ấp Đông, xã Hòa Long) mua 50 bịch hạt giống đu đủ về trồng. Nhờ chịu khó cần cù, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây đu đủ phát triển khá tốt. Bình quân mỗi cây có khoảng 15 - 20 trái, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2kg, có vị ngọt đậm đà… Mỗi vụ, từ hơn 23.000m2 trồng đu đủ, bà thu về gần 300 tấn, giá bán được 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình bà có thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha.
Thấy hiệu quả kinh tế cao, bà Quà tiếp tục chặt bỏ 200 gốc điều để trồng đu đủ. Cuối năm 2014, bà thuê thêm 8.000m2 đất (8 triệu đồng/năm) để trồng thêm hơn 2.000 gốc đu đủ. Hiện nay, những gốc đu đủ này đang chuẩn bị đơm hoa, có cây đã ra trái nhỏ bằng ba ngón tay. Bà Quà cho biết: “Gia đình tôi khấm khá hơn là nhờ trồng đu đủ. Mô hình này cũng đang được bà con trong xã nhân rộng, vì hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác”.
Thấy việc trồng đu đủ có thể phát triển kinh tế nhanh, nhiều hộ gia đình ở xã Hòa Long cũng tìm tòi, xin giống về trồng. Năm 2006, ông Nguyễn Văn Vinh (ấp Bắc 2, xã Hòa Long) trồng 15.000m2 tiêu nhưng do dịch bệnh, cây bị hư, đổ, ông quyết định chuyển qua trồng ca cao. Tuy nhiên ở thời điểm đó, giá ca cao là 3.000 - 6.000 đồng/kg tươi, 40.000 đồng/kg khô. Trên diện tích 7.000m2 trồng ca cao, mỗi tháng ông chỉ thu về được hơn 20 triệu đồng. Thấy việc trồng ca cao không hiệu quả, năm 2008, từ 5 trái đu đủ chín xin được của người quen, ông tách lấy những hạt khỏe, đều nhau, bỏ vào lon cà phê nhựa, thêm đất, tưới nước và để ở nơi râm mát. Sau 45 ngày, cây cao khoảng 20cm, ông bắt đầu xuống giống.
Theo kinh nghiệm của ông Vinh, khi cây còn nhỏ không nên trồng sâu. Do rễ cây hay trồi lên mặt đất nên khi cây cao khoảng 70cm, phải bỏ thêm đất để cây không bị đổ, mỗi cây trồng cách nhau 2m. Sau 7 tháng, cây cao khoảng 2m đã có thể thu hoạch được. Đến nay, ông Vinh đã ươm giống và phát triển thành công 350 gốc đu đủ đang cho thu hoạch. Mỗi tháng, ông Vinh thu hoạch đu đủ một lần, trung bình từ 2 - 3 tấn. Năm 2013, từ 350 gốc đu đủ, ông Vinh thu về được 200 triệu đồng/năm, trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, còn 180 triệu đồng/năm. Cách đây khoảng 2 tháng, ông Vinh tiếp tục xuống giống thêm 600 gốc trên mảnh đất rộng 4.000m2 cạnh nhà. “Trồng đu đủ khỏe hơn trồng tiêu, ca cao vì tháng nào cũng cho thu hoạch, lại dễ chăm sóc”, ông Vinh nói.
Hòa Long là xã thuần nông có gần 150ha đất trồng cây ăn quả. Trong đó, diện tích trồng đu đủ chiếm 6,8ha, năng suất đạt 198 tạ/ha/năm. Riêng ấp Bắc 2, diện tích trồng đu đủ đã tăng gấp 4 - 5 lần so với năm 2013. Với giá đu đủ hiện nay dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, mỗi năm, một hộ gia đình thu về từ 500 - 600 triệu đồng/ha. Ông Lê Thành Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Long cho biết: “Đu đủ là loại cây dễ trồng, năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Hiện nay, nhiều hộ gia đình ở xã Hòa Long đang mở rộng diện tích, chặt bỏ các loại cây có giá trị kinh tế thấp, khó tiêu thụ để trồng đu đủ”.
Đu đủ được trồng ở xã Hòa Long được tiêu thụ tại các chợ ở TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, thị trấn Phước Hải (huyện Long Điền)… và còn được dùng làm nguyên liệu cho món mắm bằm-một món ăn nổi tiếng mang đặc trưng của tỉnh BR-VT. Theo bà Lê Thị Quà, mỗi ngày có hàng chục người đến tận vườn hỏi mua từ 40 - 50kg đu đủ xanh về làm mắm bằm, bán tại chợ Hòa Long (TP. Bà Rịa), các chợ ở huyện Long Điền, Đất Đỏ. Đu đủ xanh bán tại vườn có giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Tại lễ tổng kết, các đơn vị hoạt động nghề đăng kiến nghị các cấp, các ngành một số vấn đề như: Giải quyết tình trạng một số ngư dân hoạt động nghề khác thường xuyên xâm lấn vào vùng nước nghề đăng; có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nghề đăng phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản để đa dạng ngành nghề; giúp đỡ các hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động...
Vài năm gần đây, anh Nguyễn Văn Tám ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.
Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.
Đồng Quế là một xã nghèo của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) còn nhiề khó khăn, với địa hình hiểm trở, đa phần là đồi núi, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng không vì thế mà người dân Đồng Quế đầu hàng với số phận, họ vẫn nung nấu quyết tâm, không ngừng vươn lên để tìm cho mình cách phát triển kinh tế..