Quảng Nam sẽ có thêm 13 tàu đánh bắt xa bờ ;
Theo đó, có 13 ngư dân sẽ được vay vốn ưu đãi để đóng mới tàu cá, trong đó có 6 tàu vỏ thép, 7 tàu vỏ gỗ. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn hướng dẫn chủ tàu liên hệ với các cơ sở đóng tàu, đơn vị tư vấn thiết kế đủ điều kiện để đặt hàng đóng mới theo đúng quy định. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ tàu làm thủ tục vay vốn, đồng thời định kỳ báo cáo tiến độ cho vay về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam và Sở NN&PTNT để 2 cơ quan này chủ động tham mưu UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Như vậy, đến thời điểm này Quảng Nam đã có 78/92 chủ tàu cá được phê duyệt cho vay vốn theo Nghị định 67.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.
Theo nhiều nông dân và doanh nghiệp, do giá giống, phân bón đầu tư cho vụ này tăng, cộng với việc giá lúa vẫn đang giảm sút nên khả năng nông dân cùng lắm chỉ lãi 14%.
“Ban đầu tiếp xúc với rắn cũng sợ nhưng riết rồi quen, thậm chí cho rắn quấn vào cổ cũng chẳng sợ. Hằng ngày, việc chăm sóc rắn do tôi trực tiếp làm, còn ông xã thì lo đi tìm mồi cho rắn...”.
Điệp khúc “được mùa, mất giá” là nỗi lo sợ của bà con nông dân nói chung và những người trồng cây ăn trái nói riêng. Mùa chôm chôm năm nay cũng vậy, nhiều người đầu tư vốn liếng, công sức vào vườn cây với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Thế nhưng, khi đến vụ thu hoạch thì chôm chôm bị rớt giá thê thảm, không tìm được đầu ra khiến nhiều nông dân đang hết sức băn khoăn.
Đó là anh Đào Văn Bằng- một chủ trang trại ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua luôn thành công trong chăn nuôi gà thịt quy mô lớn theo hướng tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Gần đây, anh đầu tư phát triển đàn lợn rừng vừa bán thịt, đồng thời nhân giống cũng mang nhiều kết quả khả quan.