Bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến

Mô hình được triển khai trên diện tích 2 ha của hộ ông Lê Vũ Phong, ấp Cái Su, xã Hoà Tân. Theo quy trình, diện tích 2 ha được chia làm 3 khu, khu 1: diện tích 500m2, đào hầm theo cách nuôi công nghiệp; khu 2 và khu 3 diện tích 1.500m2, cải tạo theo cách nuôi quảng canh cải tiến. Ðộ pH, độ mặn của nước tất cả các khu đều được xử lý giống nhau. Khi nước đã ổn định thì thả tôm giống với mật độ dày trong khu 1 theo cách nuôi tôm công nghiệp.
Tôm vèo trong hầm công nghiệp được gần 2 tháng tuổi thì chuyển một phần lượng tôm giống này ra khu 2 và khu 3, còn lại một phần tôm trong hầm vẫn nuôi theo công nghiệp. Vì nước các khu đều xử lý giống nhau nên khi chuyển tôm từ khu này qua khu khác, tôm không bị sốc nước, và tôm chuyển đi lúc đã lớn nên ít hao hụt, đạt đầu con rất cao.
Kỹ sư Ðàm Vũ Linh, cán bộ Phòng Kinh tế TP Cà Mau, khẳng định: “Ðây là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến sử dụng chế phẩm sinh học nhằm đem lại hiệu quả kinh tế để nhân rộng cho toàn ấp của xã Hoà Tân”.
Sau gần 5 tháng thả nuôi, mô hình trình diễn nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Lê Vũ Phong đạt hiệu quả cao. Tổng sản lượng thu hoạch được trên 1.060 kg, sau khi trừ chi phí vẫn còn lãi gần 100 triệu đồng. Ðây là mô hình có tính bền vững. Khi bà con có nguồn vốn hạn chế, không đủ nuôi tôm công nghiệp thì nuôi theo cách này vẫn được, không sợ rủi ro mà hiệu quả đem lại khá cao.
Ông Lê Vũ Phong cho biết: “Giờ nuôi theo quy trình ngày xưa không hiệu quả nữa, con nước chỉ có vài triệu đồng, không có lời bao nhiêu. Nếu mình nuôi quảng canh cải tiến chăm sóc tốt đàng hoàng, con giống, nước êm thì lợi nhuận cao hơn”.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 11.000 ha nuôi tôm, trong đó trên 1.000 ha tôm công nghiệp, trên 1.000 ha tôm quảng canh cải tiến, còn lại trên 9.000 (chiếm gần 90%) là tôm quảng canh truyền thống năng suất thấp. Do đó, mô hình trình diễn của Phòng Kinh tế có nhiều cải tiến hơn so với nuôi tôm quảng canh truyền thống; rất ổn định, không rủi ro, cho hiệu quả cao. Ðây là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Trại nuôi cá rô phi God Bless ở Trung Quốc đã trở thành trại nuôi đầu tiên ở Châu Á đăng ký tham gia chương trình mới iBAP của Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA). Chương trình mới này cung cấp một quy trình cải tiến cho các trại nuôi chuẩn bị để có thể đạt được chứng nhận Thực Hành nuôi tốt nhất (BAP) của GAA.

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

Vụ cá cơm vơi dần là lúc biển lại ưu ái ban tặng cho ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi mùa cá ve (cá trích con). Làng chài vì thế luôn nhộn nhịp, sôi động. Mùa cá không chỉ đem lại cuộc sống no đủ cho ngư dân mà còn giải quyết nguồn lao động trên bờ.

Ở một số tỉnh phía Bắc, thông thường, nuôi tôm chỉ đạt 1 vụ/năm, nhưng mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã mạnh dạn nuôi cả vụ 3, tập trung vào hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt...

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), đến ngày 31-5 tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã có 5 hộ nuôi tôm xuất hiện hiện tượng tôm bị chết với diện tích 12,4 ha; trong đó có 1 hộ nuôi tôm công nghiệp và 4 hộ nuôi tôm quảng canh.