Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng

Trồng Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng
Ngày đăng: 06/06/2014

Đó là mong muốn của người dân bản Mới, xã Mường Tùng (huyện Mường Chà). Bởi vì, trong những năm qua, rừng đã mang lại cho người dân ở đây rất nhiều lợi ích:

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Bản Mới có 213,64ha đất có rừng. Trong đó: 15ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất; chủ yếu rừng ở trạng thái IIa, IIb. Ông Lò Văn Tuyến, Trưởng bản Mới cho biết: Trước đây, cuộc sống khó khăn, thiếu đất sản xuất nên người dân đã phá rừng để làm nương khiến diện tích rừng giảm.

Sau khi được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân tận dụng lợi thế có nhiều bãi bồi ven sông, suối để sản xuất lúa nước 2 vụ, đồng thời phải bảo vệ rừng để giữ nước phục vụ sản xuất, người dân đã có ý thức bảo vệ, phát triển rừng.

Địa bàn bản Mới có 2 con suối: Huổi Én và Huổi Lạng chảy qua. Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng nên 2 con suối này có lượng nước dồi dào, dân bản đã tập trung khai hoang mở rộng đất sản xuất lúa 2 vụ. Hiện nay, lượng nước của suối Huổi Én và Huổi Lạng đủ để tưới cho gần 30ha lúa 2 vụ của bản Mới và bản Tin Tốc (xã Mường Tùng). Trong đó, bản Mới có 10ha, tăng 3ha so với năm 2011.

Nhận thấy tầm quan trọng của rừng trong sản xuất nông nghiệp, người dân bản Mới đã đoàn kết để bảo vệ, phát triển. Nhiều hộ đã chuyển một phần diện tích nương của mình để trồng rừng. Ông Lò Văn Siêng cho biết: Trước đây, gia đình tôi có khoảng 2ha nương, sau khi được cán bộ vận động sản xuất lúa nước, thấy có hiệu quả nên tôi đã làm nương ít đi, đồng thời mua cây giống về để trồng rừng.

Đến nay, gia đình tôi có gần 1ha rừng trồng. Có chung suy nghĩ và hành động như ông Siêng, nhiều hộ gia đình trong bản Mới như: ông Lò Văn Sửi, Quàng Văn Thương... đã dùng một phần diện tích nương để trồng cây gây rừng. Hiện nay, chính quyền xã Mường Tùng cũng đang tích cực vận động người dân giảm diện tích sản xuất trên nương, tập trung khai hoang làm lúa nước, trồng rừng để được hưởng lợi từ rừng.

Cuối tháng 3/2014, toàn bộ 42/42 hộ dân của bản Mới đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên chi trả gần 43 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2013. Số tiền này được chia đều cho các hộ, mỗi hộ được nhận 900.000 đồng.

Số tiền còn lại, bà con đã thống nhất thành lập quỹ để duy trì hoạt động tổ bảo vệ rừng của bản. Nhận được tiền chi trả DVMTR, ông Giàng Văn Tâm vui vẻ nói: Lâu nay, chúng tôi bảo vệ rừng để giữ nước sản xuất nông nghiệp, lấy gỗ làm nhà... nay lại được hưởng tiền DVMTR nữa. Tôi và bà con trong bản rất vui mừng. Chúng tôi mong muốn trồng thêm rừng để được hưởng lợi từ rừng nhiều hơn.

Hiện nay, người dân bản Mới mong muốn các cơ quan chức năng hỗ trợ giống cây dổi mỡ để trồng, vừa mở rộng diện tích rừng vừa có thể khai thác gỗ tăng thu nhập khi cây gỗ trưởng thành.


Có thể bạn quan tâm

“Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội) “Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội)

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

07/10/2013
Nuôi Chim Bồ Câu Nuôi Chim Bồ Câu

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

07/10/2013
Giá Cá Tra Tăng Trở Lại Giá Cá Tra Tăng Trở Lại

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

08/10/2013
Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao

Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.

11/10/2013