Kỹ thuật ương tôm càng xanh trong nhà vèo
1. Địa điểm đặt vèo (giai)
– Có thể đặt ở ao, mương vườn nơi thoáng, có nắng
– Nguồn nước sạch, không ô nhiễm, cấp thoát nước tốt
2. Vèo ương tôm
– Nên chọn vèo có diện tích 10-15 m2/vèo để thuận tiện cho chăm sóc, quản lý và phù hợp với kích thước ao ương, nếu ương nhiều tôm thì tăng số lượng vèo, không nên sử dụng vèo quá lớn rất bất tiện cho việc chăm sóc tôm.
– Kích thước vèo:
+ Rộng : 2 – 3 m
+ Dài : 3 – 5 m
+ Cao : 1 – 1,5m
– Vèo cần căng thẳng, chắc chắn đáy vèo cách đáy ao khoảng 20 cm (buộc chắc miệng và đáy vèo để tránh gió thổi tung vèo), phần vèo ngập nước từ 0,6 – 0,9 mét
– Trong vèo thả bèo lục bình chiếm khoảng 10% diện tích vèo làm nơi cho tôm trú.
Bèo được thả trong khung, đặt cách xa thành vèo 30 – 40 cm.
Trên mặt vèo có lưới che chống chim bói cá, cò vạc ăn tôm.
– Mỗi vèo 10 – 15 m2 có thể thả mật độ:
+ 5.000 con / vèo: Ương trong thời gian 30 ngày ( đạt cỡ 2 –3 cm)
+ 10.000 con/vèo : Ương trong thời gian 15 ngày cần sang thưa ra 2 vèo để ương tiếp đến 30 ngày( đạt cỡ 2 –3 cm)
+ Không nên ương quá dày sẽ hao hụt nhiều do ăn nhau, tôm dễ phân đàn, không đều cỡ
+ Không nên ương quá thưa sẽ hao phí thức ăn.
3. Quản lý, chăm sóc:
– Nên cho tôm ăn thường xuyên và đầy đủ.
– Vệ sinh vèo hàng ngày nhất là đáy vèo (sáng 8h, chiều 16h)
– Thường xuyên kiểm tra vèo, tránh trường hợp vèo bị rách, tôm sẽ chui ra ngoài.
– Dự phòng trường hợp tôm thiếu oxy bị nổi đầu vào tối hoặc sáng sớm, cần chuẩn bị máy bơm nước phun mưa hoặc máy thổi khí
4. Thu hoạch:
Tôm nên thu hoạch sau 30 ngày ương (thường đạt giống 2-3cm) khi thu hoạch dùng vợt mềm vớt tôm ra,sau đó cân hoặc đếm để chuyển đến ao nuôi (hoặc bán)
Qua kết quả ương trong vèo của nhiều nông dân miền Tây Nam bộ cho thấy có nhiều ưu điểm:
– Chi phí đầu thu thấp
– Chuẩn bị nhanh
– Dễ quản lý, chăm sóc, thu hoạch
– Tỷ lệ sống cao (80% nếu thực hiện tốt kỹ thuật)
– Quy trình kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho người nuôi thủy sản lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa
Tôm càng xanh chậm phát triển khi bị nhiễm vi khuẩn E. cloacae.
Ngành nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng một số vấn đề đang làm cản trở sự phát triển đó là chất lượng tôm post
Bài báo cáo này sẽ đề cập hàm lượng 2 loại acid amin thiết yếu là Arginine và Lysine để tối ưu hóa tăng trưởng trên tôm càng xanh.
Bài viết này cung cấp những câu trả lời cho một số câu hỏi thường xuyên liên quan tới việc canh tác tôm càng xanh nước ngọt trong ao.